Tài chính

2 'ông lớn' hàng không lọt danh sách Nhà nước thoái vốn trên 30%

(VNF) – Giai đoạn 2018 – 2020, Nhà nước sẽ tiến hành thoái tối thiểu 30,4% cổ phần tại ACV và 35,16% tại Vietnam Airlines. Ngay trong năm 2017, VEAM sẽ thành doanh nghiệp tư nhân sau khi Nhà nước thoái 52,47% cổ phần.

2 'ông lớn' hàng không lọt danh sách Nhà nước thoái vốn trên 30%

Nhà nước sẽ thoái vốn sâu tại Vietnam Airlines và ACV

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỉ lệ thoái vốn tối thiểu theo từng năm của doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2017-2020.

Mục đích của việc ban hành Danh mục này nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc bảo đảm nguồn thu cho phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.

Tổng số lượt doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thoái vốn là 406 lượt doanh nghiệp, được chia ra theo từng năm để các bộ, địa phương thực hiện thoái vốn. Cụ thể, năm 2017 phải thoái ở 135 doanh nghiệp, năm 2018 thoái ở 181 doanh nghiệp, năm 2019 thoái ở 62 doanh nghiệp và năm 2020 thoái ở 28 doanh nghiệp.

"Ông lớn" nhà nước duy nhất sẽ thoái vốn ngay trong năm 2017 và trở thành doanh nghiệp tư nhân là Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (thuộc Bộ Công Thương) phải thoái 52,47% tỉ lệ vốn tối thiểu (so với vốn điều lệ) trong năm 2017 và tới năm 2020 doanh nghiệp này sẽ phải thoái tiếp 36%.

Trong khi đó, ở Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng phải thoái vốn hai lần. Lần đầu tiên sẽ thoái 20% tỉ lệ vốn tối thiểu vào năm 2018 và tới năm 2020 sẽ thoái tiếp 10,40% (tổng tỷ lệ là 30,4%). Còn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ thoái một lần, tối thiểu 35,16% vào năm 2019.

Một số "ông lớn" khác sẽ thực hiện thoái vốn trong năm 2018 là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sẽ thoái tối thiểu 24,86%, Tổng công ty Dược Việt Nam (VinaPharm) sẽ thoái tối thiểu 29,98%, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) sẽ thoái tối thiểu 46,88%, Tổng công ty Viglacera (Viglacera) sẽ thoái 20,62%.

Một loạt doanh nghiệp lớn khác cũng sẽ thoái vốn trong năm 2018 nhưng sẽ chuyển về SCIC để thực hiện thoái vốn bao gồm: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thoái tối thiểu 53,48%, Tổng công ty Thép Việt Nam thoái tối thiểu 57,92%, Công ty Nhựa Việt Nam thoái tối thiểu 64,65%, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam thoái tối thiểu 20%.

Năm 2020, Nhà nước sẽ thoái tiếp 51% cổ phần tại Lilama và 36% cổ phần tại Viglacera.

Nhà nước sẽ thoái tối thiểu 24,86% cổ phần tại Petrolimex ngay trong năm 2018

Để thực hiện thành công Quyết định, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt tổ chức thực hiện thoái vốn theo tiến độ và tỉ lệ đã được phê duyệt tại Danh mục kèm theo Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước theo Quyết định này; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung kịp thời việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp chưa có trong Danh.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu bộ, ngành, địa phương chủ động căn cứ tình hình thị trường và thực tế tại doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ và tăng tỉ lệ thoái vốn so với tỉ lệ tối thiểu hằng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu bộ, địa phương nghiêm túc thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đối với các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận, SCIC có trách nhiệm thực hiện thoái vốn theo Quyết định này.

Trước ngày 25 tháng cuối của quý và trước ngày 25/12 hằng năm, gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đến Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.

Đối vớimột số doanh nghiệp đặc thù hoặc có quy mô lớn sẽ thực hiện theo Quyết địnhriêng của cấp có thẩm quyền. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công tycon và công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước chưa thựchiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TPHCM, TổngCông ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước; Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khátHà Nội; Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn; Bệnh viện Giao thông vậntải; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty Đầu tư Tháp truyềnhình Việt Nam.
Tin mới lên