Nhân vật

8 CEO đang thay đổi cách vận hành doanh nghiệp trên khắp thế giới

(VNF) – Đó là những cái tên vừa quen thuộc lại vừa xa lạ như Amy Chang, CEO của Accompany, Aaron Levie, CEO của Box và Atewart Butterfield, CEO của Slack,…

8 CEO đang thay đổi cách vận hành doanh nghiệp trên khắp thế giới

Stewart Butterfield, CEO của Slack, đã hoàn toàn tái lập lại cách làm việc ở các văn phòng

Những ngày đầu tuần, các công ty luôn phải tất bật chuẩn bị họp hành. May mắn thay, chúng ta đã có công nghệ cao "làm bạn". Trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp các nhà điều hành lên lịch họp, sau đó tham khảo lịch trình của toàn nhân viên rồi tìm kiếm thời điểm thích hợp nhất cho buổi họp. 

Đồng thời, nền tảng công nghệ ngày nay cũng dễ dàng hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp hồ sơ thông tin về các đối tác mà họ chuẩn bị gặp gỡ. Ngoài ra, người dùng cũng có thể điều khiển một robot đến lấy các văn bản tài liệu cần cho buổi họp từ phòng lưu trữ.

Nghe có như là một viễn cảnh ở tương lai? Không hề, đây đều là các công nghệ đang tồn tại ngày nay.

Đó chính là cách các doanh nghiệp trên thế giới đang thay đổi cách thức vận hành. Trí tuệ nhân tạo và robot học đang phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến. Thậm chí, một số công ty còn sử dụng những công nghệ mới này để giải quyết các khiếu nại phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại.

Dưới đây là 8 CEO điều hành 8 công ty đang giúp chúng ta thay đổi cách làm việc hiện nay và phá vỡ nền tảng cho cách chúng ta sẽ làm việc trong tương lai.

1. Amy Chang, CEO của Accompany, đang sử dụng dữ liệu để thay thế các trợ lý cá nhân

Chang là người sáng lập và giám đốc điều hành của Accompany, một ứng dụng đóng vai trò như một người trợ lý cá nhân. 

Chang là người sáng lập và giám đốc điều hành của Accompany, một ứng dụng đóng vai trò như một người trợ lý cá nhân. Ngoài việc hỗ trợ nhân viên chuẩn bị các cuộc họp một cách dễ dàng, ứng dụng của Accompany còn lên lịch các sự kiện quan trọng, biên soạn hồ sơ của những người tham dự và công ty của họ. 

Accompany nhắm đến đối tượng là các nhà quản lý, lãnh đạo công ty, những người thường phải dựa vào trợ lý để sắp xếp, lên lịch làm việc và tìm hiểu đối tác. Thậm chí, ứng dụng của Accompany còn "khéo léo" hỗ trợ người dùng tìm hiểu về nhân cách, xác định mối quan hệ chung của đối tác cũng như tìm một địa điểm họp, gặp mặt thích hợp.

"Bất cứ khi nào chúng tôi phát hiện ra đối tác mới trong lịch của bạn, bạn sẽ nhanh chóng nhận được một bản tóm tắt về thông tin cá nhân và công việc của họ", Accompany tuyên bố trên website của mình. "Ứng dụng có tất cả những gì bạn cần: tốc độ, sự chuyên nghiệp, tin tức liên quan, thông tin trọng yếu về công ty của đối tác – ngay trong tầm tay bạn".

Accompany cung cấpthông tin về các bên liên quan dựa trên nguồn thu thập từ hồ sơ công ty, phương tiện truyền thông xã hội và các loại tin tức khác. Tuy nhiên, trong tương lai, thật khó để tưởng tượng ứng dụng này có thể khai thác được thêm các dữ liệu khác nào, đại loại như sử dụng Facebook để mô tả cá nhân, phân tích thị hiếu và sở thích của đối tác để hỗ trợ người dùng trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Chang đã ra mắt Accompany vào năm 2013, với tư cách là một bộ phận phân tích thuộc Google. Hiện công ty này đã huy động được 40,5 triệu USD tiền vốn.

2. Aaron Levie, CEO của Box, đang xây dựng phần mềm chia sẻ dữ liệu hỗ trợ những khu vực làm việc xa xôi.

Aaron Levie, CEO của Box

Mặc dù Box có thể không phải là phần mềm chia sẻ dữ liệu đầu tiên thành công trong việc thu hút sự chú ý của công chúng, nhưng Box đang được xem là ứng dụng tiềm năng nhất sẽ tiếp tục "làm nên chuyện" trong tương lai. Ứng dụng của Box kết hợp các công cụ quản lý nội dung và công cụ cộng tác với công cụ quản lý giúp vận hành luồng công việc sao cho thật trơn tru.

Các dịch vụ đám mây thân thiện với người dùng của Box giúp truy cậpdữ liệu trên mọi thiết bị và ở bất cứ đâu, đồng thời, cho phép nhân viên tại các công ty lớn và rải rác khắp nơi có thể dễ dàng liên hệ và hợp tác với nhau. Dịch vụ của Box đã giúp cách thức vận hành của doanh nghiệp trở nên đơn giản và linh động hơn trong việc điều phối nhân sự, đặc biệt là hỗ trợ nhân viên làm việc tại nhà mà năng suất vẫn không giảm.

Levie cũng nổi tiếng nhờ câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của mình. Sau khi bỏ ngang Đại học, anh đã rủ hai người bạn từ thời trung học để cũng nhau gây dựng Box. Ban đầu, họ chỉ có thể ăn, ngủ và làm việc trong gara ô tô. 

Trong thời điểm khó khăn của công ty, Citrix đã đề nghị mua lại Box với giá khoảng 600 USD, tuy nhiên, Levie không ngần ngại từ chối ngay lập tức. Hiện tại, giá trị thị trường của Box đã lên tới 2 tỷ USD.

3. Stewart Butterfield, CEO của Slack, đã hoàn toàn tái lập lại cách làm việc ở các văn phòng

Stewart Butterfield, CEO của Slack

Theo một số nhà phân tích, nếu Butterfield muốn bán công ty của ông ngay hôm nay, ông có thể thu về 9 tỷ USD.

Giá trị "khổng lồ" của Slack là một minh chứng cho sự phát triển "điên cuồng" của dịch vụ này. Ứng dụng của Slack hiện có 4 triệu người đang sử dụng mỗi ngày, giúp công ty tăng trưởng doanh thu hơn 200 triệu USD trong đầu năm 2017.

Sự thành công hiện nay của công ty cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi Slack đã làm nên cuộc cách mạng trong việc "vận chuyển" thông tin tại văn phòng. Ứng dụng này cho phép nhân viên của công ty giao tiếp liền mạch với nhau, giảm việc trao đổi qua lại bằng email một cách phực tạp và rườm rà.

Tương tự các ứng dụng công nghệ trên đây, Slack cũng giúp các tổ chức "cồng kềnh" làm việc hiệu quả, đơn giản hơn trong khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi các nhân viên đang cách xa nhau của ngàn dặm.

4. Mathilde Collin, CEO của Front, đang giúp đơn giản hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng

Mathilde Collin, CEO của Front

Tương tự các công cụ hỗ trợ công việc quan trọng khác, Front cung cấp một loại  ở nên "dễ thở" hơn bằng một cách rất đơn giản. Front phát triển một ứng dụng cung cấp hộp thư chung cho các nhóm đang cộng tác.

Hộp thư chia sẻ này dường như không có tính đột phá, tuy nhiên việc tạo ra một không gian làm việc có tính hợp tác có thể cải thiện đáng kể cách nhân viên tương tác với khách hàng và với nhau.

Bên cạnh hộp thư chia sẻ, ứng dụng của Front cho phép các nhóm làm việc chung quản lý sự tương tác với khách hàng ở cùng một nơi, cho dù đó là thông qua email, tin nhắn SMS hay Chat. 

Ngoài ra, Front cũng giúp nhân viên sắp xếp lại các quy trình thường lộ xộn, gây phiền nhiễu cũng như ngăn ngừa các tương tác thất bại trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Collin bắt đầu gây dựng Front vào năm 2013 khi đang sống tại Paris. Sau đó, vị doanh nhân người Pháp này tham gia Y Combinator (nơi khởi sự của 1.000 startup tại Mỹ, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Dropbox, Airbnb) và di chuyển nhóm khởi nghiệp của cô đến San Francisco năm 2015. Hiện nay, Front có 43 nhân viên và hơn 2.000 khách hàng.

Tuy chỉ huy động thêm 13,25 triệu USD, Front tiếp tục mở rộng các dịch vụ tích hợp và khả năng của mình. Chỉ hai tuần trước, Front đã tích hợp với Google Play, giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc phản hồi lại các bài đánh giá tại app store (cửa hàng ứng dụng).

5. Dennis Mortensen, CEO của X.ai, vận dụng trí tuệ nhân tạo vào những công việc nhỏ nhặt nhất

Dennis Mortensen, CEO của X.ai

X.ai cung cấp một dịch vụ rất đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu ích. Ứng dụng này sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để "quét" qua một lượt email của người dùng rồi tự động lên các lịch hẹn.

Hai trợ lý cá nhân sử dụng AI của dụng, được gọi là Amy và Andrew Ingram, sử dụng hiểu biết của họ về lịch trình cá nhân của người dùng sau đó phân tích để cho ra một lịch làm việc và lịch hẹn "hoàn hảo".

X.ai giúp người dùng tiết kiệm phần lớn thời gian, đặc biệt là những người thường có lịch trình chồng chéo và khó sắp xếp các lịch hẹn gặp đối tác. Hơn nữa, người dùng cũng không cần phải đăng nhập hoặc sử dụng mật khẩu, họ chỉ cần gõ [email protected] hoặc [email protected] để sử dụng ứng dụng này.

Mortensen, làdoanh nhân người Đan Mạch, có trụ sở làm việc tại New York, đã thành lập X.ai với mục đích lâu dài là xử lý các email tới. Do vây, hiện tại Amy và Andrew vẫn hoạt động dựa trên email, tuy nhiên, trong tương lai, nhà sáng lập X.ai hứa hẹn sẽ nâng cao tính năng hiện có của ứng dụng này, để X.ai ngày càng giống như một thư ký cá nhân giỏi giang.

6. Melonee Wise, CEO của Fetch, "bộ não" đằng sau cuộc cách mạng robot

Melonee Wise, CEO của Fetch

Fetch đem tới những trải nghiệm thú vị và mới mẻ cho ngành Logistics. Cụ thể, Fetch phát triển các robot tự động hỗ trợ công việc tại các kho chứa hàng. Các robot này làm việc cùng nhân viên kho để vận chuyển hàng hóa trong các cơ sở, "giải phóng" con người khỏi việc lao động tay chân để tập trung vào các công việc trí tuệ.

Fetch đang giúp cho công việc tại kho trở nên hiệu quả hơn, tuy nhiên, cũng mở ra một kỷ nguyên mới cho sự "chung sống" của con người và robot.

Robot của Fecth hoạt động tương tự như những chiếc xe tự lái. Chúng sử dụng cảm biến và máy vi tính để di chuyển tự do tại nơi làm việc mà không cần gắn cố định vào đường ray cụ thể, đồng thời sử dụng bản đồ để lên thiết kế một tuyến đường ngắn nhất. Các robot này thậm chí còn "đủ thông minh" để nhận ra và phản ứng lại với con người, ô-tô, xe nâng hàng và những thiết bị khác trong kho.

Wise đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển robot. Lần đầu tiên cô gia nhập Fetch là vào năm 2014, sau khi rời chức Giám đốc điều hành tại Unbounded Robotics, một công ty cũng do chính cô thành lập. Trước đó nữa, Wise là nhân viên tại Willow Garaga, một nơi đã khởi tạo cho thời kỳ phục hưng của robot.

7. Chris Wanstrath, CEO của GitHub, ""người hùng" của những dự án phát triển phần mềm

Chris Wanstrath, CEO của GitHub

GitHub là một dịch vụ cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git dựa trên nền web cho các dự án phát triển phần mềm. GitHub cung cấp cả phiên bản trả tiền lẫn miễn phí cho các phần mềm. Các dự án mã nguồn mở sẽ được cung cấp kho lưu trữ miễn phí. Ứng dụng này được "ưa chuộng" bởi tất cả các lập trình viên từ người mới cho đến các kỹ sư lành nghề tại các công ty công nghệ lớn như Apple, IBM và Mircosoft.

GitHub "chủ trì" hàng triệu dự án phần mềm nguồn mở, ứng dụng này trở thành một trong những công ty quan trọng nhất trong giới lập trình. Hiện GitHub có đến 22 triệu lập trình viên làm thành viên và khoảng 117.000 doanh nghiệp sử dụng GitHub để theo dõi các dự án phần mềm của họ.

Nhờ nỗ lực của GitHub vào việc phát triển mã nguồn mở, nền tảng công nghiệp của doanh nghiệp giờ đây trở thành nguồn lực hợp tác chứ không phải là những phiên bản bị khóa hoặc bị kiểm soát dưới sự bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Năm nay, Wanstrath, nhà đồng sáng lập GitHub, tiếp tục cho ra mắt các dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho các doanh nghiệp đăng ký thành viên tại GitHub.

Sau khi bỏ ngang Đại học, Wanstrath đã đứng ra thành lập GitHub vào năm 2008, sau một khoảng thời gian ngắn làm phóng viên công nghệ tại CNET. Ông nhận chức Tổng giám đốc điều hành của khi GiHub đạt giá trị 2 tỷ USD năm 2014.

8. Todd McKinnon, CEO của Okta, đang giữ an toàn cho các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số

Todd McKinnon, CEO của Okta

Dịch vụ đám mây tiên phong của Okta giúp các công ty dễ dàng quản lý mật khấu của nhân viên khi họ sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ điện toán đám mây và các dịch vụ trực tuyến khác. Okta giúp tiết kiệm phần lớn thời gian cho người dùng. Đồng thời, nó cũng bổ sung thêm một lớp bảo mật bằng cách lưu trữ các mật khẩu an toàn thay vì dựa vào người dùng để tạo ra và ghi nhớ chúng.

Okta còn đặc biệt hữu ích cho phép người dùng đăng nhập vào các trang web của bên thứ ba sử dụng tài khoản của công ty. Ví dụ, Okta có thể sử dụng để lưu trữ các đăng ký báo chí trong cả công ty hoặc đăng nhập cơ sở dữ liệu. Những thông tin này có thể được truy cập bởi bất kỳ nhân viên nào đăng nhập và dịch vụ của Okta, bất kể họ đang làm việc ở bên trong hay bên ngoài công ty.

Trước khi đồng sáng lập Okta năm 2009, Mckinnon là Giám đốc kỹ thuật tại Salesforce. Okta trở lại phố Wall hồi đầu năm nay, nhờ vào đợt IPO thành công của Okta, giúp công ty này định giá lên tới 2 tỷ USD. Okta tiếp tục tỏa sáng sau báo cáo doanh thu đầu tiên, đồng thời đưa cổ phiếu của công ty lên một "tầm cao mới". 

Với việc thu hút sự chú ý của an ninh không gian mạng, Okta đã làm tăng sự chú ý của các nhà điều hành và ban lãnh đạo các công ty. 

Theo Business Insder

Tin mới lên