Tài chính quốc tế

Báo Ấn Độ: Kinh tế Việt Nam 'hóa hổ' nhờ vốn ngoại

(VNF) - The Hindu, tờ báo hàng đầu của Ấn Độ, gần đây có bài nhận định nền kinh tế Việt Nam "hóa hổ" nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Báo Ấn Độ: Kinh tế Việt Nam 'hóa hổ' nhờ vốn ngoại

Kinh tế Việt Nam "hóa hổ" nhờ vốn ngoại

Cách đây 2 năm, nhà ga quốc tế mới được bổ sung vào sân bay Nội Bài - Hà Nội. Người Nhật Bản đảm bảo rằng hà ga siêu hiện đại phục vụ 15 triệu khách mỗi năm này sẽ gây ấn tượng đối với khách du lịch và nhà đầu tư nước ngoài.

Giống như Trung Quốc, "con hổ" kinh tế Việt Nam ngày càng mạnh nhờ hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ chi phí công nhân thấp và các quy tắc làm ăn ngày càng thân thiện. Mặt khác, Việt Nam tập trung đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng - đường cao tốc, đường sắt, bến cảng, sân bay và dịch vụ giúp đảm bảo sớm trở thành một quốc gia thương mại nổi bật.

Cách sân bay quốc tế một quãng ngắn là cầu Nhật Tân được xây dựng dưới sự tư vấn và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản và là một trong những cây cầu lớn nhất Đông Nam Á. Vào ban đêm, 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô chiếu sáng với những màu khác biệt.

Công ty Philips Color Kinetics chịu trách nhiệm về ánh sang. Công ty này sử dụng 16,7 triệu đèn Led để chiếu sáng toàn bộ cây cầu kéo dài hết sông Hồng.

Sông Hồng được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc và chảy qua nhiều tỉnh thành ở Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đồng bằng sông Hồng được coi là một khu trọng yếu của Việt Nam về việc sản xuất lương thực. Con sông này cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cảng Hải Phòng.

Hàn Quốc, nhà đầu tư lớn nhất

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. Trên thực tế, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Năm ngoái, vốn đầu tư của Seoul vào Việt Nam đạt 5,5 tỷ đô la, vượt qua Nhật Bản.

Samsung là nhà đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc. Người ta ước tính rằng gần một nửa số điện thoại thông minh của hang được sản xuất tại hai khu nhà máy ở tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam cho đến nay đã theo một quy tắc khác. Ấn Độ ưu tiên chiến lược địa lý hơn là kinh tế. Theo các nhà hoạch định chính sách ở Ấn Độ, Việt Nam đang là trọng điểm ở Đông Nam Á, nơi thắt chặt mối qan hệ với các nước ASEAN.

P. Harish, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã nói rằng: Chúng tôi hy vọng rằng trong những năm tới các khía cạnh kinh tế và sự hợp tác giữa con người, bao gồm du lịch sẽ được thêm vào mối quan hệ vững chắc, đặc biệt và thân thiện vốn có.

Việc giao thương với Ấn Độ có thể mang lại lợi ích rất lớn khi Việt Nam, giúp củng cố vị thế của mình như là một trung tâm xuất khẩu quốc tế phục vụ cho thị trường Ấn Độ. Các chuyên gia công nghiệp chỉ ra rằng sự phát triển nhanh chóng của các cảng dọc theo bờ biển phía đông của Ấn Độ sẽ rất quan trọng nếu Ấn Độ tận dụng địa giới hàng hải một cách thuận lợi.

Nhật Bản và Hàn Quốc giành những lợi thế nhất định trong nền kinh tế Việt Nam nhờ tấm vé rót vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Liệu Ấn Độ có theo phương cách này tại Việt Nam?

Tin mới lên