Tài chính quốc tế

Boeing và Airbus: Ai là kẻ 'chiếm giữ bầu trời' tại Dubai Airshow?

(VNF) - Cuộc đua doanh số giữa hai ông lớn ngành chế tạo máy bay luôn rất nóng tại Dubai AirShow. Ngay sau khi Airbus đạt thỏa thuận lớn nhất lịch sử ngành hàng không, Boeing cũng thông báo giành được một hợp đồng khổng lồ từ một hãng bay Trung Đông.

Boeing và Airbus: Ai là kẻ 'chiếm giữ bầu trời' tại Dubai Airshow?

Ai là kẻ chiến thắng tại Dubai Airshow?

Năm nay ghi nhận sự bùng nổ các đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất máy bay tại triển lãm hàng không Dubai - Dubai Airshow, một trong những sự kiện quốc tế mà tại đó, hai hãng Boeing và Airbus đều muốn giành được những hợp đồng tỷ USD.

Năm nay, Boeing dẫn đầu về số lượng máy bay được đặt mới, chiếm khoảng 65% số đơn hàng mới. Nhưng liệu tập đoàn này có kéo dài được khoảng cách và đánh bại được Airbus?

Boeing

Đế chế sản xuất máy bay khổng lồ của Mỹ đã làm các nhà quan sát bất ngờ bằng một hợp đồng của Emirates cho một lô mua tới 40 máy bay 787-10 Dreamliners, giá của thỏa thuận này trị giá 15,1 tỷ USD, Emirates sẽ nhận được lô máy bay này từ năm 2022.

Sau đó không lâu, hãng hàng không Azerbaijan Airlines, cũng đã ký một hợp đồng mua mới máy bay 787-8 Dreamliners trị giá gần 1,9 tỷ USD.

Chiếc Boeing 787 Dreamliners được Emirates Airlines đặt mua

Tiếp theo đó, Ethiopian Airlines cũng tăng gấp đôi giá trị hợp đồng với Boeing, tập đoàn này đã mua thêm 4 máy bay 777, giá niêm yết thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ USD. Ethiopian Airlines hiện đang có 30 máy bay 737 MAX của Boeing và số lượng máy bay này chắc chắn sẽ gia tăng nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh của hàng không Châu Phi.

Boeing liên tiếp có được hợp đồng trong Airshows năm nay, khi họ có thêm hợp đồng trị giá tới 27 tỷ USD khi bán được 225 máy bay 737 MAX đến từ hãng vận tải hàng không Dubai Aviation hay còn được gọi flydubai. Boeing cho biết, đây là hợp đồng lớn nhất về số lượng và giá trị từ trước đến nay công ty từng ký với các công ty đến từ Trung Đông.

Vào ngày cuối cùng của Airshow, Boeing đã ký được hợp đồng cuối cùng với SCAT Airlines của Kazakhstan để mua 6 Boeing 737 MAX. Hợp đồng này trị giá 674 triệu USD. Một ngày sau đó, SCAT Airlines đã ký thêm thỏa thuận mua thêm 5 máy bay 737 MAX.

Airbus

Airbus cũng không kém cạnh Dubai khi nhận được một thỏa thuận mua 30 máy bay A380 vào ngày đầu tiên của triển lãm hàng không này, nhưng thỏa thuận này đã bị hoãn lại.

Đến ngày thứ 3 của triển lãm, Golden Falcon Aviation đã ký một bản ghi nhớ (MoU) cho 25 máy bay A320neo của Airbus. Mặc dù giá trị hợp đồng không được tiết lộ nhưng giá niêm yết cho một máy bay A320neo khoảng 108 triệu USD, như vậy hợp đồng này có tổng trị giá 2,7 tỷ USD. Các máy bay này sẽ được sử dụng bởi hãng hàng không Wataniya của Mỹ.

Chiếc Airbus A380 có giá trị khoảng 108 triệu USD

Sau đó Airbus đã bất ngờ thông báo về một đơn đặt hàng 430 máy bay A320neo với trị giá 50 tỷ USD theo giá niêm yết cho Indigo Partners, tập đoàn sở hữu nhiều hãng hàng không giá rẻ trên thế giới. Đơn đặt hàng này là đơn đặt hàng máy bay lớn nhất từ trước đến nay.

Tiếp sau, Air Senegal đã ký kết thỏa thuận trị giá 500 triệu USD với Airbus để mua hai máy bay thân rộng A320neo. Hãng hàng không cho biết họ đang lên kế hoạch mở thêm được bay tầm trung và tầm ngắn.

Vậy ai đã thắng?

Về phía số lượng đơn hàng được ký, Boeing đã thắng khi chiếm tới 65% số đơn hàng được đặt mua.

Nhưng về mặt giá trị, trong khi Boeing kiếm được số hợp đồng trị giá 47,6 tỷ USD thì về phía Airbus giá trị hợp đồng đạt tới 52,7 tỷ USD.

Nhìn chung, Airbus đã là người chiến thắng tại Airshow, và đa số đơn hàng của Airbus đến từ máy bay A380.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, giá trị niêm yết trên hợp đồng sẽ thay đổi rất lớn sau khi giao hàng, giá thực tế sẽ bao gồm chiết khấu thương lượng được cho là quá "nhạy cảm" để tiết lộ cho truyền thông.

Tin mới lên