Tài chính quốc tế

Các loại tiền ảo phổ biến nhất: Ripple là gì?

(VNF) - Tìm hiểu "tất tần tật" về Ripple - đồng tiền ảo tập trung vào thị trường ngân hàng.

Các loại tiền ảo phổ biến nhất: Ripple là gì?

Ảnh minh họa

Khái niệm Ripple

Ripple (XRP) là một hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực (RTGS), hay còn gọi là Ripple Transaction Protocol (RTXP), hoặc giao thức Ripple. Ripple là một hệ thống phân tán mã nguồn mở đang nằm ở giai đoạn Beta, nhiều người vẫn nói Ripple là tên gọi chung của một loại tiền điện tử kỹ thuật số.

Ripple xuất hiện trong bối cảnh đại đa số các giao dịch thanh toán quốc tế, giữa các ngân hàng hiện nay phải tốn nhiều ngày mới có thể hoàn thành, chưa kể các giao dịch này phải chịu mức phí rất cao do tỷ giá ngoại tệ, phần trăm lãi suất, chi phí trung gian... Nhờ khắc phục được những bất cập trên nên giá trị của đồng XRP đã nhanh chóng tăng lên hàng chục lần trong thời gian ngắn, theo CNBC.

Được sử dụng bởi các công ty như UniCredit, UBS hay Santander, giao thức Ripple ngày càng được chấp thuận bởi các ngân hàng, và các mạng lưới thanh toán như công nghệ hạ tầng thanh toán, các sổ cái phân phối như hệ thống Ripple có một số lợi thế so với các đồng tiền ảo như Bitcoin, bao gồm cả về giá cả và khả năng bảo mật.

Đồng tiền được công ty OpenCoin xây dựng và phát triển, trong đó Chris Larsen là giám đốc điều hành và giám đốc công nghệ là ông Jed McCaleb. Larsen là Nhà đồng sáng lập kiêm lãnh đạo công ty tài chính E-LOAN còn McCaleb đến từ Sàn Mt. Gox. Ngoài ra, còn rất nhiều các thành viên khác của Ripple là những người chuyên nghiên cứ về tiền ảo.

 Chris Larsen - nhà sáng lập Ripple

Tập trung vào thị trường ngân hàng

Được phát hành vào năm 2012, Ripple nhằm mục đích cho phép "giao dịch tài chính toàn cầu an toàn, tức thì và gần như miễn phí ở bất kỳ kích cỡ nào mà không bị bồi hoàn, hoàn trả lại". Ripple hỗ trợ các mã thông báo đại diện cho tiền tệ chính thống, tiền ảo, hàng hóa hoặc bất kỳ đơn vị khác có giá trị như số dặm bay thường xuyên, hoặc vài phút điện thoại di động. Cốt lõi của Ripple dựa trên một vòng chia sẻ, dữ liệu công khai hoặc sổ cái, sử dụng tiến trình đồng thuận cho phép thanh toán, giao dịch và chuyển tiền trong một quá trình phân phối.

Kể từ năm 2013, một số tổ chức tài chính đã được thông qua với một số lượng các tổ chức tài chính ngày càng tăng để "cung cấp một giải pháp chuyển tiền thay thế cho người tiêu dùng". Ripple cho phép thanh toán qua biên giới cho các khách hàng, các công ty và các ngân hàng khác, và Larsen nói rằng: "Ripple đơn giản hóa quá trình giao dịch bằng cách tạo ra các điểm và khả năng chuyển tiền minh bạch mà các ngân hàng không phải nộp lệ phí ngân hàng tương ứng."

Ngân hàng đầu tiên sử dụng Ripple là Fidor Bank ở Munich, công ty này đã tuyên bố hợp tác vào đầu năm 2014. Fidor là ngân hàng trực tuyến duy nhất có trụ sở tại Đức. Tháng 9 năm đó, Ngân hàng Cross River ở New Jersey và Ngân hàng CBW ở Kansas tuyên bố họ sẽ sử dụng giao thức Ripple. Đến tháng 12, Ripple Labs bắt đầu làm việc với dịch vụ thanh toán toàn cầu Earthport, kết hợp phần mềm Ripple với hệ thống dịch vụ thanh toán của Earthport. Khách hàng của Earthport bao gồm các ngân hàng như Bank of America và HSBC, và hoạt động tại 65 quốc gia. Đối tác đã đánh dấu việc sử dụng mạng đầu tiên của giao thức Ripple. Chỉ riêng trong tháng 12 năm 2014, giá trị giá XRP tăng hơn 200%, giúp Ripple vượt Litecoin để trở thành tiền ảo lớn thứ hai lúc bấy giờ, và thiết lập vốn hóa thị trường Ripple tới gần nửa tỷ USD.

Vào tháng 2 năm 2015, Fidor Bank tuyên bố họ sẽ sử dụng giao thức Ripple để triển khai mạng lưới chuyển tiền quốc tế theo thời gian thực và vào cuối tháng 4 năm 2015, họ thông báo rằng Western Union đã lên kế hoạch "thử nghiệm" với Ripple. Cuối tháng 5 năm 2015, Ngân hàng Commonwealth của Australia tuyên bố sẽ thử nghiệm với Ripple trong việc liên quan đến chuyển tiền trong ngân hàng. 

Từ năm 2012, đại diện của Ripple đã tuyên bố hỗ trợ cho quy định của chính phủ về thị trường tiền ảo, và đã tự cho rằng các quy định đó sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển. Vào ngày 5/5/2015, FinCEN đã phạt nhà sáng lập Ripple 700 000 USD vì vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng. Nhà sáng lập Ripple đã đồng ý các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo sự tuân thủ trong tương lai, bao gồm một thỏa thuận chỉ giao dịch XRP và hoạt động giao dịch đồng tiền này thông qua các doanh nghiệp tham gia dịch vụ chuyển tiền có đăng ký, trong số các thỏa thuận khác như tăng cường Nghị định Ripple. 

Năm 2015 và 2016 đánh dấu sự mở rộng của công ty điều hành Ripple với việc mở một văn phòng tại Sydney, Úc trong tháng 4 năm 2015 và việc mở văn phòng châu Âu ở London, Vương quốc Anh tháng 3.2016 sau đó là tại Luxembourg trong tháng 6 năm 2016. Nhiều công ty sau đó đã công bố thử nghiệm và tích hợp với Ripple.

Hiện đã có hơn 50 ngân hàng lớn trên thế giới chấp nhận sử dụng Ripple vào mạng lưới thanh toán thời gian thực, bao gồm: Standard Chartered, Accenture Ventures, SCB Digital Ventures, Ngân hàng thương mại Siam (Thái Lan), SBI Holdings (Nhật Bản)...

Số Ripple là hữu hạn

Trong số 100 tỷ tạo ra, 20 tỷ XRP được giữ lại bởi những người sáng tạo nên đồng tiền này, cũng là những người sáng lập Ripple, Chris Larsen. Ông đã cung cấp 80% trong tổng số còn lại cho công ty Ripple. Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2012, 7.5 tỷ XRP đã được phân phối, với một số tiền được trao cho các tổ chức từ thiện như chương trình "Computing for Good". Tính đến tháng 3 năm 2015, 67% trong 80% số đồng ripple vẫn còn được công ty giữ lại. Người đại diện Ripple nói rằng "chúng tôi sẽ tham gia vào các chiến lược phân phối mà chúng tôi hy vọng sẽ dẫn đến một tỷ giá hối đoái XRP ổn định hoặc có sức cạnh tranh mạnh với các đồng tiền khác." 

Hệ sinh thái Bitcoin

Chắc chắn khi mới tìm hiểu về Ripple, nhiều người sẽ thắc mắc liệu Ripple có giống với tiền ảo Bitcoin không? Câu trả lời ở đây là "Có thể giống ở một vài phương diện". Ví dụ như đơn vị XRP của Ripple là một loại tiền kỹ thuật số dựa hoạt động trên các công thức toán học và số lượng phát hành bị hạn chế. Cả Bitcoin và đồng Ripple đều sử dụng mạng giao dịch ngang hàng P2P, tức là giao dịch không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Cùng với đó là khả năng chống làm giả hoặc bị lạm phát của 2 đồng tiền ảo này là tương tự nhau.

Cầu Bitcoin (Bitcoin Bridge) là một liên kết giữa Ripple và các hệ sinh thái Bitcoin. Cầu giúp bạn có thể thanh toán bất kỳ người dùng Bitcoin nào từ tài khoản Ripple mà không cần phải giữ bất kỳ loại tiền tệ số hóa nào. Ngoài ra, bất kỳ nhà đầu tư nào chấp nhận Bitcoin đều có tiềm năng để chấp nhận bất kỳ loại tiền tệ nào khác trên thế giới. Ví dụ: người dùng Ripple có thể thích giữ tiền bằng USD và không sở hữu Bitcoin. Tuy vậy, một thương gia có thể mong muốn thanh toán bằng Bitcoin. Cầu Bitcoin cho phép bất kỳ người dùng Ripple nào gửi Bitcoin mà không cần phải sử dụng trung tâm giao dịch như BTC-e để có được chúng.

Tuy nhiên, mục đích Ripple ra đời là để hỗ trợ cho Bitcoin, chứ không phải trở thành đối thủ cạnh tranh. Mạng lưới của tiền ảo Ripple được thiết kế để phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, cho dù đó là bất cứ loại tiền tệ của quốc gia nào: USD, Bảng Anh, Euro hay kể cả Bitcoin.

Cộng đồng tiền ảo với Ripple

Trong danh sách đối tác chiến lược của Ripple trước đó đã có những cái tên nặng ký như Google, IDG Capital Partners, Anderssen hay AME Cloud Ventures. Tính đến nay, số vốn được rót của mạng lưới Ripple đã đạt 93 triệu USD, đây là một còn số rất ấn tượng đối với một công ty khởi nghiệp mới thành lập từ năm 2012. Theo thống kê của trang Coindesk thì số tiền đầu tư vào Ripple đứng thứ 4 trong phân khúc các công ty cung cấp dịch vụ điện toán chuỗi khối và tiền ảo Bitcoin. Cũng theo tờ tạp trí Forrtune, giá trị của Ripple đã tăng lên hơn 25% sau khi tuyên bố đã rót vốn thêm được 55 triệu USD.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Bitcoin đã chỉ trích XRP bị "pre-mined" (đào trước) vì XRP được xây dựng trực tiếp vào giao thức Ripple và không cần khai thác. Ngoài ra, việc phân phối số lượng tiền XRP hạn chế ban đầu của công ty sở hữu chúng đã gặp rất nhiều tranh cãi, và đặc biệt việc năm giữ tới 20% đồng tiền này của người sáng lập được coi là tỷ lệ cao. 

Phần lớn tranh cãi đã được giải quyết sau khi thông báo rằng, các nhà sáng lập Jedyne McCaleb và Arthur Britto sẽ bán XRP với mức giá thấp trong vài năm, "một động thái cần thêm sự ổn định và khôi phục lại sự tin cậy cho thị trường XRP." Giám đốc điều hành Chris Larsen đã tặng 7 tỷ đồng XRP cho Financial Innovations. Năm 2016, trong số 20% số ripple của nhà sáng lập, gần một nửa đã được hiến tặng cho các tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện.

Tin mới lên