Tài chính quốc tế

[Câu chuyện kinh doanh] General Motors: Thắng lợi nhờ chiến thuật ‘phòng thủ lợi nhuận’

(VNF) – "Chúng tôi mong muốn chiến thắng. Nhưng chúng tôi không chiến thắng bằng cách cố gắng trở thành tất cả mọi thứ ở tất cả mọi nơi. Đó không phải là chiến lược đúng đắn", bà Mary Barra, CEO của General Motors khẳng định.

[Câu chuyện kinh doanh] General Motors: Thắng lợi nhờ chiến thuật ‘phòng thủ lợi nhuận’

Theo bà Mary Barra, CEO của General Motors, lợi nhuận mới là tất cả.

Hãng xe 110 năm tuổi

General Motors (GM) được thành lập vào năm 1908 bởi William "Billy" Durant. Ban đầu, GM chỉ sở hữu Công ty Buick Motor, tuy nhiên sau đó, công ty này đã mở rộng và mua lại hơn 20 công ty sản xuất ô tô khác, bao gồm Oldsmobile, Cadillac, Oakland – mà hiện nay là các công ty Opel, Chevrolet và Vauxhall của Pontiac, Đức.

Studio thiết kế của GM do Harley Earl làm chủ quản cho đến năm 1959 khi ông nghỉ hưu. Ông cũng chính là người thiết kế ra dòng xe nổi tiếng Cadillac LaSalle vào năm 1927.

Từ năm 1931, GM luôn khẳng định danh tiếng dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Không chỉ vậy, những năm 1950 còn là hoàng kim của các mẫu xe GM, điển hình như Buick Roadmaster, Chevrolet Corvette hay BelAir, Cadillac El Dorado, luôn đi đầu trong phong cách ô tô.

General Motors (GM) được thành lập vào năm 1908 bởi William "Billy" Durant. 

Năm 1971, GM đi tiên phong trong việc sử dụng động cơ có thể chạy bằng xăng ít chì hoặc không chì. Chỉ hai năm sau, GM đã cho ra đời mẫu xe hơn đầu tiên có túi khí. Năm 1974, công ty này giới thiệu thêm bộ chuyển đổi xúc tác để giảm khí thải.

Đến những năm 1980, GM mở một khu phức hợp sản xuất tại Zaragoza, Tây Ban Nha và bắt đầu sản xuất mẫu xe Opel Corsa. Năm 1995, doanh số bán xe hàng năm tại khu vực Bắc Mỹ của GM đã vượt quá 3 triệu USD, ở Mỹ là 5 triệu USD và bắt tay vào việc liên doanh tại Trung Quốc. Buick đã trở thành thương hiệu ô tô nổi tiếng nhất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã tác động mạnh mẽ đến hãng ô tô này khiến doanh thu trên toàn cầu của GM sụt giảm nghiêm trọng. Giá cổ phiếu của GM đã "bốc hơi" 27 tỷ USD chỉ trong thời gian ngắn.

Năm 1971, GM đi tiên phong trong việc sử dụng động cơ có thể chạy bằng xăng ít chì hoặc không chì.

Trong gian đoạn khó khăn này, GM đã lỗ trung bình 88 tỷ USD/năm. Thua lỗ trầm trọng khiến GM buộc phải thông báo phá sản và nộp đơn xin bảo hộ với giá cổ phiếu chưa đầy 1 USD/cổ phiếu.

Một công ty mới đã được thành lập để thâu tóm lại những cổ phiếu sinh lợi nhất của công ty này. Chính phủ liên bang cũng rót 30,1 tỷ USD và kiểm soát 60% số vốn. Chính phủ Canada và bang Ontario, nơi GM có rất nhiều nhà máy, rót 9,5 tỷ USD và giữ 12% số vốn. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng can thiệp mạnh mẽ vào việc tái cơ cấu lực lượng lao động, hệ thống phân phối, hệ thống các nhà máy và bán hầu hết các nhãn hiệu sản phẩm không đem lại hiệu quả doanh thu.

Chiến lược táo bạo

"Nữ tướng" mới của General Motors, Giám đốc điều hành Mary Barra, đã có hướng đi hoàn toàn đột phá trong những năm "trị vì" tại GM của mình. Liên tục "rút quân" tại các thị trường quốc tế được xem là lớn nhất như Nga, châu Âu, Ấn Độ,…, hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ này đang tích cực áp dụng chiến lược "phòng thủ lợi nhuận". Bởi theo bà Barra, lợi nhuận mới là tất cả.

Sau khi đánh giá rằng kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào thị trường Ấn Độ là một "bàn cược đầy rủi ro", bà Barra đã hủy bỏ kế hoạch này và còn cho ngừng bán hoàn toàn dòng xe Chevrolet trên thị trường này.

"Nữ tướng" mới của General Motors, Giám đốc điều hành Mary Barra đã có hướng đi hoàn toàn đột phá trong những năm "trị vì" tại GM của mình.

Thị trường châu Âu cũng không tránh được "số phận" hẩm hiu. Bà Barra quyết định bán lại thương hiệu Opel cho PSA, tập đoàn đang sở hữu Peugeot và Citroen, vào hồi tháng 4 năm ngoái. Bà cho rằng nếu rút đầu tư khỏi Ấn Độ để đảm bảo lợi nhuận, thì hoàn toàn có thể rời khỏi cả thị trường châu Âu, khi mà Opel đã khiến cho GM mất trắng 1 tỷ USD kể từ năm 1999.

Tương tự logic trên, GM cũng quyết định rút khỏi thị trường Nam Phi và Nga. Sau khi rút khỏi thị trường Nga vào năm 2015, bà Barra đã cho bán và đóng cửa tổng cộng 13 nhà máy. Như vậy, GM đã rút khỏi 5 thị trường quốc tế lớn. Tuy nhiên, 5 thị trường này đã giúp GM tiêu thụ được hơn 26 triệu chiếc xe kể từ khi bà Barra nhậm chức từ năm 2014.

"Chúng tôi mong muốn chiến thắng. Nhưng chúng tôi không chiến thắng bằng cách cố gắng trở thành tất cả mọi thứ ở tất cả mọi nơi. Đó không phải là chiến lược đúng đắn", bà Barra bày tỏ quan điểm.

GM liên tục rút khỏi các thị trường quốc tế lớn, bao gồm Nga, Ấn Độ, Nam Phi, châu Âu,...

"Nữ tướng" GM cho biết bà không muốn hãng ô tô này hiện diện ở những thị trường không đem lại lợi nhuận béo bở. Tuy nhiên, một thị trường có vẻ không béo bở ở hiện tại lại hoàn toàn có thể là một mỏ vàng trong tương lai.

Nhờ những chiến lược và hướng đi mới táo bạo của mình, bà Barra đã giúp GM trên đà đạt được mức lợi nhuận kỷ lục trong năm 2017. Nhất là khi kết quả kinh doanh mấy năm trở lại đây của hai đối thủ Ford và Toyota không mấy đẹp đẽ.

Hãng xe 110 tuổi này đã thu về hơn 12 tỷ USD lợi nhuận trước thuế ở Bắc Mỹ vào năm 2017. Doanh thu ở thị trường Trung Quốc cũng gấp đôi Ford. Năm 2017, GM cũng ghi nhận đây là năm tài chính thứ 2 liên tiếp hãng xe này gia tăng lợi nhuận thêm 5%, tạo nên một kỷ lục mới.

Hãng xe 110 tuổi này đã thu về hơn 12 tỷ USD lợi nhuận trước thuế ở Bắc Mỹ vào năm 2017. 

Năm 2018, GM đặt mục tiêu cắt giảm 6,5 tỷ USD chi tiêu và tiếp tục rút khỏi các thị trường không mang lại kết quả kinh doanh khả quan. Ngoài ra, bà Barra sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các mẫu xe mang lại lợi nhuận tốt như Cadillac. Tuy chỉ chiếm 10% doanh số toàn cầu, nhưng mảng xe hơn sang trọng lại đóng góp tới 1/3 lợi nhuận cho ngành công nghiệp ô tô.

Bà Barra đánh giá tương lai ngành công nghiệp ô tô sẽ có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt là mảng xe điện và xe tự động lái. Để trở thành người tiên phong trong lĩnh vực này, GM sẽ phải đối mặt gay gắt với các hãng tiềm năng như Tesla, Waymo của Google và thậm chí là cả Apple. 

Tin mới lên