Tài chính quốc tế

Chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ và Đức đạt đỉnh trong gần 30 năm

(VNF) - Sự chênh lệch giữa lợi suất đối với trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ và Đức đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 1989.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ và Đức đạt đỉnh trong gần 30 năm

Chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ và Đức đạt đỉnh gần 30 năm

Tại một thời điểm hôm thứ Tư, mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ và Đức đã đạt 314 điểm. Lần gần nhất khi con số này xuất hiện là khi bức tường Berlin vẫn còn tồn tại.

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao. Các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất ba lần trong năm nay.

Sau khi Fed chấp thuận việc tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng Ba, thị trường hiện đang dự đoán sẽ có khoảng 95% cơ hội Fed tiếp tục tăng lãi suất vào tháng Sáu và 72% là vào tháng Chín.

Travis Spence, trưởng bộ phần đầu tư trái phiếu của JPMorgan Asset Management thậm chí nói rằng ông kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm nay.

Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống 3,9%. Lần gần nhất con số này xuất hiện đã là từ năm 2000. Lạm phát tiền lương nhiều khả năng có thể sẽ tăng lên.

Với việc lợi suất trái phiếu tăng, một số nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khi tính đến chi phí khi đầu tư cổ phiếu cũng như sự hấp dẫn ngày càng gia tăng của trái phiếu.

Đức là một đất nước có nền kinh tế thường được coi là đại diện cho sức khỏe của châu Âu. Tuy nhiên, kinh tế nước này đang tăng chậm hơn so với dự báo của các nhà phân tích trong ba tháng đầu năm 2018, cơ quan thống kê liên bang Destatis cho biết hôm thứ Ba. Chỉ số sức mạnh của châu Âu chỉ tăng 0,3% so với quý trước.

Thêm vào đó là vấn đề lạm phát lâu năm đang tiếp tục làm khó Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo báo cáo của Eurostat, lạm phát ở khu vực đồng tiền chung Euro đã chậm lại trong tháng Tư.

Lạm phát ở 19 quốc gia sử dụng chung đồng Euro là 1,2% trong tháng Tư. Lạm phát cốt lõi loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm là 1,1%.

ECB, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đạt chỉ số lạm phát ngay dưới mức 2%, hiện vẫn tránh né với các câu hỏi về thời điểm chấm dứt gói nới lỏng định lượng 2,5 nghìn tỷ Euro.

Chiến lược gia Spence của JP Morgan cho biết dữ liệu kinh tế "yếu ớt" của châu Âu kết hợp với tăng trưởng GDP đáng thất vọng từ Nhật Bản đã tách xa lợi suất của Mỹ khỏi các thị trường phát triển khác.

Các nhà phân tích nói thêm rằng con đường của đồng USD sẽ là "một yếu tố quyết định quan trọng về việc lợi suất trái phiếu của Mỹ có thể tách rời khỏi phần còn lại của thế giới bao xa".

Tin mới lên