Tài chính quốc tế

Chứng khoán châu Á rơi xuống mức thấp nhất 3 năm

(VNF) - Trong phiên giao dịch sáng ngày 20/1, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương quay lại đà giảm và hướng tới mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 9/2012.

Chứng khoán châu Á rơi xuống mức thấp nhất 3 năm

Phiên giao dịch ngày 20/1, thị trường chứng khoán quay lại đà giảm sau phiên tăng ngắn ngủi ngày 19/1. Chứng khoán châu Á rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Trong đó, dẫn đầu đà giảm là các cổ phiếu thuộc nhóm hàng hóa trong bối cảnh giá dầu lao dốc đe dọa triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Đồng yên Nhật tăng giá trở lại vì nhu cầu về tài sản an toàn gia tăng.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 19/1 đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,4% trong năm 2016 từ mức 3,6%. IMF cho biết tăng trưởng chậm hơn ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Trung Quốc, giá cả hàng hóa tiếp tục sụt giảm, và tăng lãi suất ở Mỹ là những rủi ro đe dọa tăng trưởng toàn cầu.

Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 1,7% lức 10h51' sáng 20/1 tại Hồng Kông, hướng tới mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 9/2012. Chỉ số này đã giảm 10% kể từ đầu năm 2016.

Thị trường Trung Quốc mở cửa giao dịch ngày 20/1 ngập chìm trong sắc đỏ, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,37%. Chỉ số này đã tăng 3,5% trong phiên giao dịch ngày hôm qua sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu GDP.

Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 2,3% trong bối cảnh đồng đô la Hồng Kông rớt mạnh do lo ngại rằng luồng vốn bị rút ra ồ ạt sẽ làm tăng chi phí vay và gây sức ép lên giá bất động sản. Chỉ số Topix của Nhật Bản cũng giảm 1,7%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,92%, trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,73% trong phiên sáng 20/1.

"Giá dầu và sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc vẫn là hai lý do chính khiến nhà đầu tư lo ngại", Miyuki Ohgami, chiến lược gia cao cấp tại công ty chứng khoán Mizuho Securities (Tokyo) nói. "Mặc dù thị trường đã phục hồi tạm thời trong ngày hôm qua, nhưng rất khó khăn để nhìn thấy sự phục hồi bền vững thực sự", ông Miyuki Ohgami nhận định.

Đồng nhân dân tệ suy yếu 0,1% tại thị trường nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết vào cuối ngày 19/1 rằng sẽ bơm hơn 600 tỷ nhân dân tệ (91,22 tỷ USD) vào hệ thống tài chính để giúp giảm căng thẳng thanh khoản ​​trước khi nghỉ Tết Nguyên đán vào đầu tháng 2/2016.

Trong khi đó, đồng yên tăng lần đầu tiên trong ba ngày giảm so với đồng USD và tiếp tiệm cận mức cao nhất kể từ tháng 8/2015. Đồng yên tăng 0,3% lên 117,28 yên đổi 1 USD vào lúc 11h40 sáng 20/1 tại Tokyo. Yên Nhật được xem là đồng tiền biểu diễn tốt nhất trong nhóm 10 đồng tiền tiền chủ chốt, đã tăng 2,5% so với đồng USD kể từ đầu năm nay. Đồng tiền Nhật Bản tăng mạnh lên mức 116,51 yên đổi 1 USD, mức cao nhất kể tư 24/8/2015 trong phiện giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước.

Tuy nhiên, đồng yên mạnh được xem là tác động tiêu cực tới các công ty xuất khẩu của Nhật Bản. Cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn như Toyota, Nissan, Honda và Sony đã giảm từ 2,47% và 6,24%.

Tin mới lên