Tài chính

Chuyên gia kinh tế nêu những tác động tích cực và thách thức khi tham gia CPTPP

Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo Doanh nghiệp số vừa được tổ chức tại Hà Nội, TS Võ Trí Thành cho rằng, khi tham gia CPTPP, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với những tác động tích cực và bên cạnh đó cũng có những thử thách.

Chuyên gia kinh tế nêu những tác động tích cực và thách thức khi tham gia CPTPP

Chuyên gia kinh tế TS.Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh.

Theo đó, Chuyên gia kinh tế TS.Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, CPTPP để có hiệu lực cần 6 nước thông qua, đến nay, đã có 5 nước đó là Mexico, Nhật Bản, Singapore và mới nhất là Newzealand, Canada.

Theo chuyên gia Võ Trí Thành, CPTPP nếu được thông qua sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới về thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, kĩ năng và tác động trực tiếp, gián tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam.

Về thách thức của nền kinh tế, theo ông Thành, khi  Việt Nam tham gia CPTPP ngoài việc đem lại rất nhiều cơ hội thì đây cũng là thách thức.

“Tuy nhiên, một khi đã bước vào cuộc chơi, thì cũng cần phải chấp nhận sẽ có những rủi ro, thách thức. Tuy nhiên, những rủi ro, thách thức đôi khi lại là điều cần thiết để có cơ hội tốt cho phát triển bền vững và nhanh hơn”, ông Thành nói. 
 
Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.

Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệpNhà nước...

Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.

Xem thêm: Hiệp định TPP-11: Đã thống nhất vấn đề cốt lõi, đổi tên thành CPTPP

Tin mới lên