Học thuật

Cơ cấu phụ thuộc là gì? Vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Cơ cấu phụ thuộc (dependence structure) là gì? Vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn.

Cơ cấu phụ thuộc là gì? Vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn

Cơ cấu phụ thuộc (dependence structure) là khái niệm hàm ý các nước thuộc thế giới thứ ba chỉ là bộ phận phụ thuộc vào các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước tiên tiến.

Cơ cấu phụ thuộc là gì?

Cơ cấu phụ thuộc (dependence structure) là khái niệm hàm ý các nước thuộc thế giới thứ ba chỉ là bộ phận phụ thuộc vào các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước tiên tiến, đặc biệt các công ty đa quốc gia, cả về mặt kinh tế, xã hội và chính trị.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn

Tập đoàn kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển cao. Đồng thời, quá trình phát triển cao của nền kinh tế thị trường thúc đẩy trở lại sự phát triển kinh tế và trở thành tác nhân chủ yếu đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Do tập đoàn có quy mô lớn và nắm giữ lợi thế quan trọng. Do đó tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc gia và cả nền kinh tế thế giới, được thể hiện:

– Tập đoàn kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do có khả năng huy động, tập trung và sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn, cho phép phát huy lợi thế quy mô; khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn. Đồng thời nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên.

– Tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hoá, là giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh lại với các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn,… của các nước trên thế giới.

– Tập đoàn kinh tế ra đời trước hết là để đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt (có sự xuất hiện độc quyền) nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt, giành lợi thế về quy mô trước các đối thủ để có thể thao túng được thị trường.

– Tập đoàn kinh tế có tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên.

– Sự phối hợp và thống nhất giữa các công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ với chi phí thấp nhất, giảm lãng phí về vốn, tập trung được nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho tất cả các công ty thành viên và cho toàn tập đoàn.

– Tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ giữa các công ty thành viên.

– Tập đoàn kinh tế trở thành công cụ điều tiết kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế của nhiều quốc gia, nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, điển hình là Nhật Bản những năm 50 – 70 và Hàn Quốc những năm 70 – 80 của thế kỷ trước.

 

Tin mới lên