Tiêu điểm

Dân số Việt Nam già nhanh nhất thế giới

(VNF) - Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam chỉ mất khoảng 18 năm để chuyển từ giai đoạn "già hóa dân số" sang "dân số già". Đây là tốc độ được ghi nhận là nhanh nhất thế giới.

Dân số Việt Nam già nhanh nhất thế giới

Ngày 28/3, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo "Sống lâu và thịnh vượng hơn: Già hóa dân số khu vực Đông Á – Thái Bình Dương". Theo WB, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương hiện có số người cao tuổi lớn hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới và con số đó sẽ đạt nửa tỷ người vào năm 2040. Các nước đang phát triển tại khu vực này đang già trước khi giàu.

Cũng theo đánh giá từ WB, quá trình chuyển tiếp từ xã hội già hóa sang xã hội già tại Đông Á – Thái Bình Dương đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.

Trong đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ dân số già nhanh nhất thế giới. Việt Nam chỉ mất khoảng 18 năm để nhóm dân số 65 tuổi tăng gấp đôi từ 7% lên 14%. Tiếp theo đó là Lào, Myanmar, Indonesia, Brazil mất 20 năm; Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản (25 năm), Anh (40 năm), Nga (50 năm), Mỹ (69 năm) và Pháp phải mất 115 năm dân số nhóm 65 tuổi mới tăng gấp đôi.

Trong hai thập kỷ vửa qua, Việt Nam đã được hưởng "lợi tức dân số" – sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được tạo ra bởi lợi thế có được từ nhóm dân số đang ở độ tuổi lao động. Lợi tức này hiện đã được sử dụng gần hết: thành phần dân số ở độ tuổi lao động đã đạt đỉnh vào năm 2013 và hiện đang giảm xuống.

Theo các dự đoán của Liên hợp quốc (UN), con số tuyệt đối của người dân ở độ tuổi lao động sẽ bắt đầu giảm xuống vào năm 2035. Quan trọng hơn nữa là Việt Nam đã đạt tới điểm ngoặt trong quy mô dân số già năm 2015. Số lượng người Việt Nam trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu  người hiện nay lên tới 18 triệu người vào năm 2040, chiếm tới hơn 18% dân số và biến Việt Nam từ một xã hội trẻ thành một xã hội già.

Sự biến đổi dân số này mang đến những hậu quả khắc nghiệt, đòi hỏi phải có những hành động chính sách và thay đổi hành vi trong xã hội, theo WB.

Trước hết, sự sụt giảm dân số ở độ tuổi lao động có nghĩa là một động lực chủ yếu cho tốc độ tăng trưởng nhanh chóng  theo đầu người  Việt Nam sẽ giảm xuống, ngoài việc tạo ra nhu cầu sống còn phải cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất.

Hơn nữa, áp lực ngày càng gia tăng của hệ thống hưu trí và y tế sẽ tạo thêm những thách thức lên nguồn tài chính quốc gia. Đồng thời vấn đề hệ thống chăm sóc cho người cao tuổi sức yếu sẽ sớm trở thành một mối quan ngại lớn.

Tới năm 2040, tỷ lệ phụ thuộc của người cao tuổi lên người lao động – là số lượng người từ 65 tuổi trở lên trê 100 người ở độ tuổi từ 15 tới 64 – sẽ tăng lên xấp xỉ 26 (hiện nay là 10), trong khi số lượng tuyệt đối người ở độ tuổi lao động sẽ bắt đầu giảm xuống.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hôi cho hay, hiện nay Việt Nam có 11% dân số là người cao tuổi, mỗi năm con số này tăng 0,25% thì 10 năm nữa, dân số Việt Nam xấp xỉ đạt 20% là người cao tuổi.

"Cùng với biến đổi khi hậu già hóa dân số cũng đang là thách thức. Dân số già tâc động nhiều mặt như nguồn nhân lực, những yêu cầu về chi tiêu ngân sách để đảm bảo sinh xã hội, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực, số người trong độ tuổi lao động giảm tương đối, dẫn đến thiếu hụt nhân lực để phát triển kinh tế quốc gia. Vấn đề quan trọng là làm thế nào đề tăng chất lượng và năng suất lao động để bù lại lực lượng không làm việc", ông Đàm cho hay.

Do đó, để đối phó với tình trạng này, WB kiến nghị, Việt Nam cần mở rộng hệ thống hưu trí, đồng thời cải cách cơ chế hiện nay. Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm sang khu vực không chính thức sẽ chỉ có thể thực hiện thông qua việc hạ độ tuổi thích hợp tham gia bảo hiễm xã hội và mở rộng những trợ cấp tương ứng để khuyến khích người lao động trong khu vực không chính thức tham gia đống góp. Để làm được điều này đồi WB cho rằng Việt Nam cần phải cải cách hơn nữa với cơ chế hưu trí nhằm đạt được sự bền vững về mặt tài chính, trong đó bào gồm việc tăng dần độ tuổi nghỉ hưu.

Cũng theo WB, việc định hướng lại hệ thống y tế để chăm sóc tốt hơn dân số đang già hóa cũng là một giải pháp quan trọng. Trong đó, vấn đề trọng tâm là củng cố hệ thống y tế cơ sở để kiểm soát những bệnh không lây nhiễm mà người già hay mắc như bệnh tim mạch, tiểu đường, do vậy sẽ giảm được phụ thuộc quá mức vào bệnh viện như hiện nay. Thúc đẩy lối sống lành mạnh và cải thiện y tế dự phòng cũng sẽ là vấn đề cốt lõi để có được tuổi già khỏe mạnh và đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong những lĩnh vực như đấu thaaif mua thuốc.

Đặc biệt, WB khuyến nghị cần có biện pháp để tăng lực lượng lao động, đặc biệt là những người dân lớn tuổi ở thành thị. Bù đắp cho sự sụt giảm trong cấu trúc dân số ở độ tuổi lao động của người dân thành thị thông qua những cải cách về độ tuổi nghỉ hưu, các loại hình lao động và những biện pháp khác.

Ngoài ra, hệ thống chăm sóc người già không chính thức của Việt Nam ngày càng gặp khó khăn, theo đó, cần có các chính sách và tài chính công để hỗ trợ cho gia đình, tăng cường hệ thống chăm sóc chính thức tại nhà và cộng đồng,

Già hóa dân số là một thách thức đối với người dân ở tất cả các độ tuổi tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự ứng phó của toàn xã hội. Mặc dù khó khăn như vậy, WB cho rằng những lựa chọn chính sách nhạy bén và thay đổi hành vi có thể giúp giải quyết được thách thức của quá trình già hóa nhanh chóng và đảm bảo rằng người dân Việt Nam sống lâu và thịnh vượng hơn.

Tin mới lên