Diễn đàn VNF

CEO Mekong Capital: 'Không có lý do để cổ đông ngoại bán lẻ cổ phiếu'

(VNF) - Khi thoái vốn, các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư ngoại thường sẽ không bán cổ phiếu của mình ra thị trường ở Việt Nam mà họ chỉ tìm các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư khác ở nước ngoài.

CEO Mekong Capital: 'Không có lý do để cổ đông ngoại bán lẻ cổ phiếu'

Ông Chris Freund, CEO Quỹ Mekong Capital.

Lý do của việc này là vì họ muốn bán số lượng lớn và có giá trị cao hơn giá trị của thị trường. Các giao dịch này thường diễn ra dưới hình thức thỏa thuận và chỉ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, do đó, sẽ không ảnh hưởng gì đến cổ phiếu được giao dịch trên sàn dưới hình thức khớp lệnh.

Giám đốc Quỹ Mekong Capital, ông Chris Freund vừa có cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này. Ông nói:

"Khi giới hạn sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết đã đầy, thường là 49%, thì các cổ phiếu được nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mua bán với mức giá cao hơn, giao dịch được thực hiện thông qua các bên môi giới và trên thị trường thỏa thuận.

Ví dụ, khi CDH gần đây bán 4,4 triệu cổ phiếu của MobileWorld cho 9 nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch đó được thỏa thuận thông qua một bên môi giới và giao dịch ở mức giá cao hơn giá trên thị trường khớp lệnh.

Sẽ không có lý do gì để các cổ đông nước ngoài bán lẻ cổ phiếu của mình trên thị trường khớp lệnh cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước với mức giá 100.000VND/cổ phiếu trong khi họ toàn toàn có thể bán cho các nhà đầu tư nước ngoài khác ở mức giá 110.000VND/cổ phiếu hoặc thậm chí 125.000/cổ phiếu với khối lượng lớn.

Nhờ có sự chênh lệnh giá cao hơn này, một lượng lớn cổ phiếu có thể được mua bán thông qua các giao dịch khối tren thị trường thỏa thuận. Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn bán cổ phiếu của một công ty mà đã đạt mức giới hạn cho sở hữu nước ngoài, họ hầu như luôn bán dưới hình thức thỏa thuận, và điều này không ảnh hưởng gì đến giá trên thị trường khớp lệnh. Đó là lý do tại sao CDH bán 4,4 triệu cổ phiếu MWG vào tháng 4/2016 và nó không có ảnh hưởng tiêu cực nào lên giá cổ phiếu.

- Thực tế, các quỹ đầu tư sẽ chỉ bán cổ phiếu của mình khi nó đến đỉnh cao hơn. Vậy, theo ông, trong trường hợp này các nhà đầu tư của VN nên mua hay chờ các quỹ thoái vốn để có giá sẽ rẻ hơn?

Có thể sẽ có lí nếu mua bán cổ phiếu trước các quỹ hoán đổi danh mục (ETF), vì các quỹ này chỉ đầu tư vào những công ty còn chỗ cho sở hữu nước ngoài trong khi việc mua bán của họ có thể đoán biết trước. Tuy nhiên, tôi không cho rằng việc mua bán cố phiếu trước các quỹ đầu tư chủ động là nên làm.

Tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua một cổ phiếu nếu họ cho rằng cố phiếu đó đang rẻ, hoặc bán nếu họ thấy cổ phiếu đang đắt, mà không nên quan tâm đến phỏng đoán các quỹ sẽ làm gì. Vì nếu giới hạn sở hữu nước ngoài của công ty đó đã ở mức 49% rồi, việc mua bán của các quỹ sẽ không có ảnh hưởng gì đến giá cổ phiếu.

Thực tế các nhà đầu tư chiến lược, các quỹ đầu tư nước ngoài thường sẽ không bán cổ phiếu của mình ra thị trường ở Việt Nam mà họ chỉ tìm các nhà đầu tư chiến lược khác, quỹ đầu tư khác ở nước ngoài để bán vì họ muốn bán số lượng lớn và có giá trị cao hơn giá trị của thị trường nên không ảnh hưởng gì đến diễn biến giá cổ phiếu được giao dịch trên thị trường khớp lệnh.

Có sự khác biệt thêm nào nữa trong động thái bán mua cổ phiếu giữa một cổ đông lớn là quỹ đầu tư với một tổ chức hay doanh nghiệp thông thường ko thưa ông?

Sự khác biệt chính đơn giản là các quỹ nước ngoài giao dịch theo khối và thường ở mức giá cao hơn, nên do đó, việc mua bán sẽ được tiến hành trên thị trường thỏa thuận. Trong khi các nhà đầu tư lẻ trong nước sẽ gia dịch trên hệ thống khớp lệnh.

Ngoài ra, cũng có những sự khác biệt trong cách họ định giá các công ty. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nhiều hơn vào chỉ số P/E và tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp, trong khi các nhà đầu tư trong nước quan tâm nhiều hơn đến giá cổ phiếu, những sự kiện dự kiến sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cũng thường đầu tư dài hạn hơn nhà đầu tư lẻ trong nước.

Gần đây, Mekong Capital trong vai trò là cổ đông lớn liên tiếp có những khuyến nghị về giá của những cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Không phủ nhận là các khuyến nghị đó đều có cơ sở nhưng như thế có có khách quan không thưa ông, nhất là những quan điểm chia sẻ về việc giá sẽ tăng cao, đang giao dịch dưới giá trị thực? Bởi thực tế, với tiềm lực tài chính không nhỏ, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu lớn trong khi thanh khoản của cổ phiếu đó còn hạn chế thì các quỹ không khó để điều chỉnh giá theo ý mình?

Chúng ta đều có quyền với ý kiến của mình. Nhìn chung, tôi tin rằng một số công ty niêm yết mà chúng tôi đang nắm giữ cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thật. Tôi cảm thấy là những công ty tăng trưởng đều trên 25%/năm nên có chỉ số P/E quanh mức 12x (dựa trên lợi nhuận ròng của năm gần đây), và những công ty tăng trưởng nhanh hơn thì chỉ số P/E sẽ cao hơn nữa.

Mặt khác, tôi thấy có những công ty niêm yết có chỉ số P/E cao ở mức 20x nhưng mức tăng trưởng đều của các công ty này lại không hề nhanh. Với tôi việc định giá này là không có lý. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, và mỗi nhà đầu tư đều có những ý kiến riêng của họ.

Tin mới lên