Diễn đàn VNF

Sẽ giao việc định giá tài sản vô hình cho các công ty thẩm định giá

(VNF) - Tới đây, tất cả các giao dịch liên quan đến vấn đề giá trị của các tài sản vô hình thì chúng tôi mạnh dạn giao hết cho các công ty tư vấn thẩm định giá có chức năng định giá tài sản.

Sẽ giao việc định giá tài sản vô hình cho các công ty thẩm định giá

Tại Hội thảo về Xây dựng - phát triển - định giá thương hiệu doanh nghiệp vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về tình hình định giá doanh nghiệp hiện nay, nhất là khi tiến hành cổ phần hóa.

Ông Tiến nói:

"Vấn đề đặt ra hiện nay là cơ sở pháp lý của chúng ta trong việc định giá, vẫn đang có sự khác nhau.

Thứ nhất, trong Luật Doanh nghiệp có quy định Luật Doanh nghiệp 2014, cũng như Luật Doanh nghiệp trước đây 2005, quy định doanh nghiệp được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như đại diện cục sở hữu trí tuệ nêu đầy đủ hết, bao gồm tên thương mại nhãn hiệu, bí quyết giống cây trồng, vấn đề quyền tác giả. 

Tuy nhiên, vấn đề xác định giá trị của các quyền sở hữu trí tuệ như nào, đưa ra một giá trị góp vốn, nghị định 02, quy định luật doanh nghiệp 2005 đều giao Bộ Tài chính hướng dẫn.

Từ 2005 đến 2014 chúng tôi đã nghiên cứu trao đổi với Bộ Khoa học và Công nghệ, về luật Sở hữu trí tuệ cùng các nhà nghiên cứu, thú thực vấn đề này xác định rất khó, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp góp vốn theo hướng này, xác định như thế nào?

Trong luật sở hữu trí tuệ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tên thương mại hay nhãn hiệu, gắn liền với chủ sở hữu và đăng ký đó. Nếu chủ sở hữu đó thành lập doanh nghiệp, coi như vốn bỏ ra là như vậy, nhưng một doanh nghiệp có gắn sản phẩm đem đi góp, phát hiện tên thương mại gắn liền pháp nhân đó, nếu pháp nhân đó đem đi góp vốn từ bỏ quyền chủ sở hữu thành nhận cổ phiếu góp, vô hình chung tên đó được tồn tại hay không đó là điều rất khó. 

Góp vốn thành lập doanh nghiệp thông qua hợp đồng ký kết góp vốn, hợp đồng này sau khi kiểm tra giống như là cho thuê ký tên có thời hạn, khi hết thời gian hợp đồng hết hiệu lực, trả tên về cho ông chủ góp, giá trị thu hồi khi ký hợp đồng thu tiền cho mượn tên coi như muốn góp, tựu chung lại vẫn là hợp đồng kinh tế dân sự.

Thứ hai là trường hợp chúng tôi cấp giấy phép cho một liên doanh Hàn Quốc với công ty Fafilm của Việt Nam trước đây - khi chưa có luật doanh nghiệp sở hữu trí tuệ, Chính phủ Việt Nam ấn định tên đó mấy triệu USD góp vào, sau này mới điều chỉnh tăng giảm vốn, nảy sinh vấn đề giá trị đó bao nhiêu để tăng lên. Ví dụ: trước là 2 triệu, sau mua tăng lên 3 triệu thì cơ sở nào để đánh giá?

Định giá Fafilm là một "tiền lệ" đặc biệt

Lúc đó chúng tôi cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bàn tính, quan trọng phải có cơ sở pháp lý nào khẳng định tên Fafilm của Việt Nam bảo hộ, rất may đăng ký tên Fafilm ở Cục hữu trí tuệ. Từ khi đăng ký xong rồi đàm phán ký hợp đồng giá trị bao nhiêu để thuê tên này lúc đó mới điều chỉnh lại.

Cái này gắn liền công ty với Việt Nam, thực tế phía nước ngoài cũng yêu cầu như thế, nghĩa là tôi mượn tên để chiếu phim, mỗi lần chiếu phim tăng ở mức nhất định sẽ trả thêm 300 nghìn USD/tháng. Giá trị được trả so với tỷ lệ nhất định đủ tiền giá trị thuê hợp đồng góp, giá trị 5 triệu USD danh nghĩa, phía Việt Nam thu dần đến khi hết thời gian thu đủ 5 triệu USD cộng giá trị tăng thêm cho doanh thu điều chỉnh lại giá trị hợp đồng. 

Như vậy, việc định giá không phải mang định giá như chúng ta nói định giá tài sản. Chúng tôi mạn phép đưa ra giữ nguyên quyền của nhà đầu tư được góp các quyền sở hữu trí tuệ, việc giao cho ai định giá chúng ta không làm nữa và bỏ trong luật, đấy là vấn đề tự thỏa thuận theo luật dân sự, đưa vào luật dân sự điều chỉnh.

Trong quá trình cổ phần hóa có nhiều vướng mắc với tên thương hiệu và có nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn xây dựng thương hiệu bỏ tiền gia định vị lại thương hiệu.

Ví dụ như tập đoàn Petrolimex xây dựng thương hiệu, rất nhiều công ty xây dựng thương hiệu trước khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, thương hiệu này tính như nào? Đây là vấn đề rất khó, mặc dù trong Nghị định 59 có giá trị lợi thế, có giá trị thương hiệu, lợi thế tiềm năng đưa vào tính theo công thức tỷ suất lợi nhuận, trong quá trình thực hiện có rất nhiều phát sinh không hiệu quả tỷ số lợi nhuận thấp, dẫn đến không phát sinh ra giá trị tiềm năng này. 

Trên thực tế giá trị này người ta vẫn có, theo định nghĩa tập hợp các khoản chi phí, trong Nghị định 59 có nội dung giá trị tiềm năng bao gồm giá trị thương hiệu tập hợp các khoản chi từ trước đến nay, nhưng doanh nghiệp nào xây dựng có tập hợp chi phí, những doanh nghiệp nào không xây dựng tự dưng có trong có quá trình lịch sử?

Ví dụ Lilama lắp máy Việt Nam tên là của liên hiệp lắp máy Việt Nam. Sau này Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama đi cùng lịch sử khi hoạt động tốt, giá trị tăng trở thành tên tuổi lớn ngành cơ khí Việt Nam.

Vấn đề cuối cùng chúng tôi cho rằng tất cả tên thương hiệu phải được pháp luật bảo hộ tên thương mại hay nhãn hiệu đó phải được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ có rồi việc đem làm gì, đem góp vốn tùy từng hoạt động, chúng ta sẽ xử lý theo hướng của pháp luật dân sự.

Ví dụ như vấn đề doanh nghiệp góp vốn cân nhắc kỹ có từ bỏ tên hay không? Tên thương mại không thể từ bỏ được, trừ khi bán doanh nghiệp đó, trừ khi bán tên thành lập một tên mới nhưng thực ra vẫn là doanh nghiệp đó chỉ từ chủ này sang chủ khác, cho nên chế độ tài chính, tên thương mại doanh nghiệp không được coi là hoạch toán góp vốn chỉ cho mượn thôi rồi tách ra, khi doanh nghiệp vẫn còn bán cổ phẩn ra, nhất là vấn đề cổ phần hóa có tính không? Vừa qua một số trường hợp vẫn phải tính, theo hướng dẫn Nghị định 59 đưa ra 2 phương pháp.

Ông Đặng Quyết Tiến

Vấn đề định giá giá trị thương hiệu nhà nước không quy định hay để cho thị trường quy định, nhà nước đưa ra một phép tính để thị trường thẩm định giá về tài sản. Trong vấn đề thẩm định giá về thương hiệu, quy định về giá trị thương hiệu trên thế giới đã làm, vừa qua chuyên gia nêu hẳn quy trình, tiêu chí riêng về quản trị để làm. 

Chúng ta phải học tập thế giới - tên thương hiệu thì cũng phải tính toán, tên thương hiệu thể hiện rõ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm tất cả quyền sở hữu trí tuệ tên thương mại, nhãn hiệu các quyền tác giả… đảm bảo cơ sở pháp lý, bảo hộ cho doanh nghiệp.

Vì cổ phần hóa không phải bán hết doanh nghiệp, định giá để tên doanh nghiệp vẫn còn sau cổ phần hóa, chúng tôi đưa ra nguyên tắc và phương pháp doanh nghiệp trao lại cho công ty tư vấn căn cứ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam các thông lệ quốc tế về thẩm định giá tài sản, đề xuất ra phương pháp tính ngoài phương pháp theo quy chuẩn.

Có phương pháp mới các công ty tư vấn sẽ tính toán, tư vấn cho ban chỉ đạo chủ sở hữu quyết định giá trị, người quyết định cuối cùng là chủ sở hữu - có chọn hay không chọn, quyết định rồi đưa ra thị trường mới bán. Cổ phần hóa bán đấu giá lúc đó thị trường mới soi lại xem giá trị có hay không có, việc tính vẫn tính, nhà nước không ép buộc phương pháp cứng.

Hiện nay đang vướng là khi cổ phần hóa, việc góp vốn niêm yết cổ phần cổ phiếu phát hành thương hiệu trên thị trường cái này chúng tôi thấy không hợp lý đã kiến nghị để tính toán, bản chất gốc là vấn đề cổ phiếu đó được định giá có đảm bảo xác nhận hợp lý, công nhận quyền luật sở hữu trí tuệ cấp phép bảo hộ cho rồi giấy chứng nhận cho rồi đấy là cơ sở pháp lý.

Cơ sở pháp lý đảm bảo thương hiệu định vị của ai rồi giá trị của nó chỉ cho thị trường quyết định, bất kỳ DN nào mà có cổ phần bằng thương hiệu thì chắc chắn phải chấp nhận cho DN đó niêm yết 1 cách công khai minh bạch. Bởi rất nhiều DN khởi nghiệp chỉ bằng một ý tưởng sáng tạo, một phát minh sáng chế hoặc một quyền tác giả được bảo hộ. DN đó sau khi phát hành cổ phần ra cũng thu hút vốn trở thành công ty đại chúng thì cũng phải chấp nhận. Quan trọng là toàn bộ hồ sơ cần được cáo bạch một cách minh bạch và được kiểm chứng của các cơ quan có chức năng.

Túm lại, tới đây, tất cả các giao dịch liên quan đến vấn đề giá trị của các tài sản vô hình thì chúng tôi mạnh dạn giao hết cho các công ty tư vấn thẩm định giá có chức năng định giá tài sản. Các DN sẽ phải thuê họ để đảm bảo đúng thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. 

Trên cơ sở đó sau này khi phát sinh kiểm tra giám sát hoặc tranh chấp chúng ta còn biết là đã được thực hiện đúng. Khẳng định đó cũng là một trong những vấn đề cốt yếu khi thoái vốn. Vấn đề này cũng thực hiện đúng theo nghị quyết của Đảng là nghị quyết Trung ương V vừa thông qua. Như vậy đề nghị Nhà nước, đề nghị các DN thẩm định cũng có trách nhiệm giám sát chất lượng và từ từ xây dựng được quy chuẩn đúng pháp luật, đúng thị trường và phù hợp với thực tiễn".

Tin mới lên