Tài chính quốc tế

Giá bitcoin hôm nay (22/3): Tháng 7, thời khắc khó khăn cho Bitcoin

(VNF) - Trong thông cáo của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị G20, tháng 7/2018 là thời hạn các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đặt ra cho bước đi đầu tiên trong quá trình thống nhất quy định về tiền điện tử.

Giá bitcoin hôm nay (22/3): Tháng 7, thời khắc khó khăn cho Bitcoin

Giá bitcoin hôm nay (22/3): Tháng 7, thời khắc khó khăn cho Bitcoin

Giá Bitcoin hôm nay 21/3 đang ở mức 9.043 USD, với mức giá mở cửa đang là 8.895 USD, đồng tiền này đang tăng 1,66%.

Mức giá cao nhất của Bitcoin đang có là 9.064 USD, chiều ngược lại, mức giá thấp nhất của Bitcoin đang là 8.878 USD.

Số cung Bitcoin hiện tại đang là 16.932.188 đồng, tương ứng mức vốn hóa đạt 153 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với hôm qua.

Giá Bitcoin mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.

Giá bitcoin hôm nay 22/3 đang gặp khó ở mức 9.200 USD

Tháng 7, thời khắc khó khăn cho Bitcoin

Sau khi kết thúc cuộc họp các bộ trưởng tài chính G20 tại Buenos Aires, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Argentina Frederico Sturzenegger cho biết các nước thành viên có mặt đã nhất trí về sự cần thiết phải kiểm tra đánh giá tiền số, tuy nhiên, cần có thêm thông tin trước khi đưa ra quy định mới.

Tuy nhiên, trong suốt buổi họp bảo, ông cho biết các thành viên đã đặt ra thời hạn cho các khuyến nghị là vào tháng 7 năm nay.

"Trong tháng 7, chúng tôi sẽ phải đưa ra các khuyến nghị cụ thể, không phải là xem ‘chúng ta sẽ quy định gì’, mà là ‘chúng ta cần những dữ liệu gì?’ ", Frederico Sturzenegge cho hay.

Không phải mọi quốc gia đều ủng hộ kế hoạch này. Theo hãng tin El Cronista, hôm thứ Hai (19/3), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil Ilan Goldfajn cho biết nước này sẽ không kiểm soát tiền điện tử. Tờ báo cũng cho biết thêm rằng Brazil không nhất thiết phải tuân theo các quy định do G20 đặt ra về tiền điện tử hay các vấn đề khác.

Trong khi đó, nhóm G20 đã cam kết áp dụng các tiêu chuẩn về tiền điện tử của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế (FATF) – một cơ quan liên chính phủ được thành lập để chống nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Theo đó, G20 cho biết: "Chúng tôi cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về các tài sản kỹ thuật số, chờ đợi FATF xem xét lại các tiêu chuẩn này và kêu gọi thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan đề ra tiêu chuẩn quốc tế (SSBs) tiếp tục quản lý tài sản kỹ thuật số và các rủi ro liên quan, đánh giá các phản ứng đa phương trong trường hợp cần thiết".

Các cuộc thảo luận lần này một phần xuất phát từ những lời kêu gọi thắt chặt kiểm soát tiền tiền tử của chính phủ Pháp, Đức, Mỹ và Nhật Bản trong những tháng vừa qua.

Các ngân hàng trung ương và quan chức chính phủ đều ủng hộ thắt chặt kiểm soát tác động của tiền điện tử đối với giới tội phạm, các nhà đầu tư và nền kinh tế toàn thế giới. Trong khi giới chức tài chính của Pháp và Đức đều cho rằng tiền điện tử "ẩn chứa nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư", thì bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Steven Mnuchin và một quan chức giấu tên trong chính phủ Nhật Bản lại thể hiện mối lo ngại về việc sử dụng loại tiền này cho các hoạt động phi pháp.

Một số nhà chức trách tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này kêu gọi đưa ra bộ quy định toàn cầu cho phép các nước có thể áp dụng, tuy nhiên chưa rõ việc thảo luận về các quy định này đã đi đến đâu.

Trước khi diễn ra cuộc họp, đã có một bản tài liệu được công bố trong đó đề cập "công nghệ đằng sau các tài sản kỹ thuật số có khả năng thúc đẩy toàn diện ngành tài chính". Tuy nhiên, tài liệu cũng nhấn mạnh tác động của chúng đến sự ổn định tài chính, đề nghị cân nhắc khả năng các loại tài sản này bị lạm dụng để trốn thuế và thực hiện các hành động phi pháp.

Tin mới lên