Tiêu điểm

Giải ngân chậm vốn đầu tư công là do thói quen ‘đủng đỉnh đầu năm’

(VNF) - Thông thường, "phong cách" làm việc các cơ quan và nhà thầu là đầu năm tập trung vào khâu chuẩn bị. Thói quen "đầu năm đủng đỉnh, dồn dập cuối năm" là nguyên nhân phổ biến đầu tiên dẫn đến tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công.

Giải ngân chậm vốn đầu tư công là do thói quen ‘đủng đỉnh đầu năm’

Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân

Theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để giải ngân, đồng vốn chuyển từ kho bạc đến nhà thầu, dự án phải qua nhiều công đoạn như: Thẩm định phê duyệt, giao vốn, thực hiện dự án, thanh quyết toán…

Vẫn theo ông Phương, nguyên nhân phổ biến đầu tiên là do thói quen quy luật nhiều năm ,"đầu năm đủng đỉnh, dồn dập cuối năm". Ông Phương cho biết, thông thường, "phong cách" làm việc các cơ quan và nhà thầu là đầu năm tập trung vào khâu chuẩn bị.

Thứ hai là vấn đề giải phóng mặt bằng cũng rất phức tạp. Dự án càng lớn, diện tích đất càng rộng, ở khu vực phức tạp, giải phóng mặt bằng càng lâu.

Kế đến, theo ông Phương, là vấn đề khí hậu. Các công trình ở vùng có mùa mưa thì vào mùa mưa thường không thi công được nên không đủ khối lượng hoàn thiện lập hồ sơ thanh toán kho bạc.

Thứ tư là vấn đề giao vốn chậm cũng ảnh hưởng tiến độ giải ngân. Tuy nhiên, ông Phương giải thích rằng việc giao vốn phụ thuộc quy định pháp luật là phải đủ hồ sơ. Trong đó, quan trọng nhất là quyết định phê duyệt dự án, nhiều dự án mất thời gian khá dài nên ảnh hưởng tới giải ngân…

Về việc 13 bộ ngành, địa phương giải ngân vốn chậm dưới 20% và đã bị Thủ tướng phê bình, ông Trần Quốc Phương có giải thích thêm, đa số các bộ ngành bị chậm, lại rơi vào các đơn vị có rất ít dự án, thậm chí chỉ có 1, 2 dự án.

Ông Phương cho biết, qua tìm hiểu, chính các bộ ngành có tỉ lệ giải ngân cao hơn lại là những đơn vị có nhiều dự án và dự án giải ngân nhanh "đỡ" tiến độ cho dự án chậm. Các cơ quan được giao nhiều vốn, họ có mức độ hấp thụ vốn lớn, nên chỉ cần tăng 1% sẽ giúp cho khối lượng giải ngân vào nền kinh tế nhiều hơn.

Tin mới lên