Học thuật

Giảm thiểu thua lỗ là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Giảm thiểu thua lỗ (loss minimization) là gì?

Giảm thiểu thua lỗ là gì?

Giảm thiểu thua lỗ là mục tiêu của một công ty trong thời gian trước mắt khi gặp phải điều kiện thị trường không thuận lợi, không cho phép tối đa hóa lợi nhuận.

Giảm thiểu thua lỗ là gì?

Giảm thiểu thua lỗ (loss minimization): Mục tiêu của một công ty trong thời gian trước mắt khi gặp phải điều kiện thị trường không thuận lợi, không cho phép tối đa hóa lợi nhuận. Cả sự tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ đều đòi hỏi công ty phải sản xuất ở một mức sản lượng mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Chẳng hạn, một công ty trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng QQ như hình dưới. Tuy nhiên, những điều kiện bất lợi trước mắt cho thấy tại mức sản lượng này, giá OP không đủ để bù đắp tổng chi phí bình quân OC, do đó công ty bị thua lỗ. Nó vẫn tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng này chừng nào giá (doanh thu bình quân) đủ để trang trải chi phí biến đổi bình quân (OC1) và đóng góp phần nào chi phí cố định. Tuy nhiên trong dài hạn, việc thua lỗ liên tục có thể đẩy công ty vào thế rời bỏ thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các bước cần thiết giúp giảm thiểu thua lỗ trong chứng khoán 

Những bước có thể tham khảo trong việc xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với cá tính cũng như mục đích mà bạn đã chọn:

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH BẠN LÀ NGƯỜI ĐẦU TƯ TÍCH CỰC HAY THỤ ĐỘNG?

Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vì nó sẽ quyết định đến toàn bộ cách thức đầu tư của bạn sau này. Người đầu tư tích cực là người luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để quản lý danh mục đầu tư của mình. Còn người đầu tư thụ động thì chỉ muốn bỏ ra một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để theo dõi các khoản đầu tư và bằng lòng với các khoản lãi khiêm tốn có được. 

BƯỚC 2: QUYẾT ĐỊNH CƠ CẤU CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ

Đây là một quyết định mang tính chất cá nhân và tuỳ theo quan điểm mỗi người. Một số người không thích đầu tư quá nhiều vào cổ phiếu, còn một số khác lại không thích sở hữu quá nhiều trái phiếu. 

BƯỚC 3: ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Đa dạng hóa tổ chức phát hành

Nếu danh mục đầu tư của bạn chỉ bao gồm toàn bộ các trái phiếu Chính phủ thì bạn không cần phải đa dạng hoá chủng loại các chủ thể phát hành, bởi vì trái phiếu Chính phủ hoàn toàn không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn mua trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương hoặc cổ phiếu thì việc đa dạng hoá chủ thể phát hành là một vấn đề cần được cân nhắc, bởi vì các loại chứng khoán này luôn tiềm tàng một số rủi ro nhất định.

Các hình thức đa dạng hoá khác

Bên cạnh việc đa dạng hoá các tổ chức phát hành, bạn cũng cần đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa các nguồn thu hoặc có thể đa dạng hoá theo vị trí địa lý. Cần nhớ rõ rằng, càng đa dạng hoá thì sẽ càng hạn chế được rủi ro, tuy nhiên đừng nên đa dạng hoá quá nhiều vì như vậy sẽ tốn rất nhiều công sức quản lý và đến một lúc nào đó thì danh mục sẽ vượt quá tầm kiểm soát của bạn.

Tin mới lên