Tài chính quốc tế

Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy đàm phán với Triều Tiên

(VNF) - Các quan chức Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với các thách thức khó khăn như trong bất kỳ lần tổ chức Olympic nào: lôi kéo Triều Tiên trở lại đàm phán mà không làm suy yếu các biện pháp chống lại Kim Jong Un của Mỹ.

Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy đàm phán với Triều Tiên

Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy đàm phán với Triều Tiên

Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến ​​sẽ tổ chức cuộc họp cấp cao lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua vào lúc 10 giờ sáng thứ ba tại Panmunjom, một làng biên giới nơi Hiệp định đình chiến của Hàn Quốc được ký vào năm 1953. 

Các cuộc hội đàm sẽ chủ yếu tập trung vào việc Bắc Triều Tiên tham gia Thế vận hội mùa Đông ở Pyeongchang gần đó nhưng cũng là cơ hội tốt nhất để đàm phán lại về chương trình vũ khí hạt nhân của ông Kim kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.

Mặc dù Tổng thống Moon Jae-in từ lâu đã ủng hộ cam kết với Bắc Triều Tiên và không đưa ra giới hạn về chương trình nghị sự trong cuộc đàm phán sắp tới nhưng ông cũng không muốn gây ảnh hưởng xấu đến những nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập ông Kim cho đến khi nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Những lợi ích cạnh tranh hạn chế là tất cả những gì ông Moon có thể cung cấp cho phía Triều Tiên. Những hành động như mở lại một khu công nghiệp liên doanh và tiếp tục cho phép du lịch tới Bắc Triều Tiên có thể cắt đứt các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc đã được thắt chặt chỉ vài tuần trước.

Theo một quan chức chính phủ Hàn Quốc, cả ông Moon và ông Kim đều có thể lắng nghe các cuộc thảo luận và can thiệp nếu cần thiết. Nhiều nguồn tin cũng cho hay chính phủ của ông Moon không biết Triều Tiên thực sự muốn gì từ các cuộc đàm phán.

Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Baik Tae Hyun nói với các phóng viên ở Seoul hôm thứ Hai rằng ngoài Thế vận hội, Hàn Quốc có kế hoạch mở một cuộc đối thoại với quân đội Triều Tiên và tiến hành đoàn tụ các gia đình bị chia cắt.

"Đối với Hàn Quốc, điều quan trọng là phải bảo vệ được lằn ranh đỏ của nước này về việc làm hỏng các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc", ông Shin Beomchul, giáo sư tại Học viện Ngoại giao Hàn Quốc, nguyên Tổng giám đốc về hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao, cho biết.

"Phía Triều Tiền có thể cố gắng thêm vào chương trình nghị sự mong muốn của nước này, chẳng hạn như viện trợ nhân đạo và hợp tác kinh tế", ông Shin nói thêm.

Việc ông Kim thề sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân làm cho bất cứ nỗ lực nào của Mỹ như ở Irac và Libya trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Một bình luận được Cơ quan Thông tin Trung ương Hàn Quốc (CNN) đưa ra đã mô tả mối quan hệ hợp tác với Seoul như là một "vấn đề quan trọng" và cảnh báo rằng "việc phụ thuộc vào quyền lực của các quốc gia khác" có thể làm phức tạp các cuộc đàm phán.

Sự khởi đầu lớn

Tổng thống Donald Trump và các quan chức khác của Hoa Kỳ cho đến nay vẫn bày tỏ sự ủng hộ cho cuộc đối thoại trong khi không hy vọng gì vào một bước đột phá lớn hơn. Ông Trump nhìn thấy các cuộc đàm phán như là bằng chứng cho thấy các lệnh trừng phạt đối với Kim đang mang lại hiệu quả.

"Ngay bây giờ, họ đang đàm phán về Olympics. Đó là một sự khởi đầu. Đó là một sự khởi đầu lớn", ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Bảy. Vị tổng thống Mỹ nói thêm rằng "sẽ thật tuyệt vời đối với nhân loại" nếu có thêm bất kì một bước tiến nào, thậm chí gợi ý rằng ông có thể sẽ ông gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói với hãng thông tấn Associated Press rằng đây có thể là một bước đột phá quan trọng hoặc chỉ đơn giản là một cuộc họp về Olympics và không có gì khác xảy ra.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với NHK hôm Chủ nhật rằng "đàm phán vì lợi ích của các cuộc đàm phán là việc làm vô nghĩa."

Cả Hàn Quốc lẫn Hoa Kỳ đều khống muốn có bất kỳ sự gián đoạn nào trong thời gian Olympic ở Pyeongchang. Theo yêu cầu của ông Moon, ông Donald Trump sẽ trì hoãn các cuộc tập trận chung hàng năm của Mỹ và Hàn Quốc cho tới khi Thế vận hội Paralympic kết thúc vào ngày 18 tháng 3.

Tin mới lên