Học thuật

Hiệu ứng số dư thực tế là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu hiệu ứng số dư thực tế hay hiệu ứng Pigon (real balance effect or Pigou effect) là gì?

Hiệu ứng số dư thực tế là gì?

Hiệu ứng số dư thực tế hay hiệu ứng Pigon (real balance effect or Pigou effect) là tác động của sự gia tăng giá trị thực tế của số tiền mà mọi người nắm giữ tới tổng cầu.

Hiệu ứng số dư thực tế hay hiệu ứng Pigon (real balance effect or Pigou effect) là tác động của sự gia tăng giá trị thực tế của số tiền mà mọi người nắm giữ tới tổng cầu. Giá sử tiền lương và giá cả hoàn toàn linh hoạt cả lên phía trên và xuống phía dưới trong nền kinh tế hoạt động ở dưới mức toàn dụng lao động. Sự giảm sút của tiền lương và giá cả làm tăng giá trị thực tế của các của cải mà khu vực hộ gia đình đang nắm giữ.

Để hiểu được nhận định này, chúng ta chia của cải của hộ gia đình thành hai loại: các tài sản hiện vật và tiền (và ngược với chúng là các khoản nợ hay còn gọi là của cải âm). Giá trị danh nghĩa của những tài sản hiện vật như đất đai và hàng tiêu dùng lâu bền giảm xuống cùng với sự giảm giá của những hàng hóa khác, do vậy giá trị thực tế của chúng không thay đổi. Nhưng đối với bộ phận của cải được nắm giữ dưới dạng tiền, sự giảm giá hàng hóa và dịch vụ sẽ làm tăng sức mua của tiền, qua đó làm tăng giá trị của cải thực tế của hộ gia đình, dẫn tới sự gia tăng tiêu dùng.

Nếu hiệu ứng Pigou xảy ra vào thời điểm nền kinh tế đạt mức toàn dụng, sự gia tăng giá trị thực tế của của cải bằng tiền sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cao hơn. Nhu cầu này có thể không được thỏa mãn vì nền kinh tế đã hoạt động ở mức toàn dụng. Do vậy, giá cả sẽ tiếp tục tăng cho đến khi số dư thực tế bằng tiền được khôi phục lại ở mức ban đầu

Hiệu ứng Pigou chủ yếu có tác dụng về mặt lý thuyết, vì công đoàn chống lại bất kỳ sự cắt giảm mức lương danh nghĩa nào và ít nhất cũng tìm cách duy trì mức lương thực tế như cũ. Trừ trường hợp đặc biệt bị ràng buộc bởi COLA (điều kiện điều chỉnh chỉ số giá sinh hoạt, áp dụng chỉ số trượt giá), tiền lương được quy định cho một thời kỳ đủ dài và không thể điều chỉnh khi có những thay đổi về giá cả). Ít khi người chủ đồng ý tăng lương chỉ vì giá cả tăng, trừ trường hợp ngoại lệ nêu trên, và ít người lao động chấp nhận cắt giảm tiền lương chỉ vì giá giảm xuống như Keynes nhận định. Việc duy trì trạng thái toàn dụng mà không gây ra lạm phát nhờ tiền lương thực tế ổn định có vẻ chỉ là một hy vọng hão huyền mà thôi

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên