Học thuật

Hội nhập thương mại là gì? Các hình thức hội nhập thương mại chủ yếu

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Hội nhập thương mại (trade integration) là gì? Các hình thức hội nhập thương mại chủ yếu.

Hội nhập thương mại là gì? Các hình thức hội nhập thương mại chủ yếu

Hội nhập thương mại (trade integration) là việc tạo ra khu vực mậu dịch tự do giữa một số nước với mục đích thu được các mối lợi từ chuyên môn hóa quốc tê.

Hội nhập thương mại là gì?

Hội nhập thương mại (trade integration) là việc tạo ra khu vực mậu dịch tự do giữa một số nước với mục đích thu được các mối lợi từ chuyên môn hóa quốc tê.

Các hình thức hội nhập thương mại chủ yếu

Có bốn hình thức hội nhập thương mại chủ yếu, từ hình hình thức hiệp hội lỏng lẻo của các đối tác kinh doanh cho đến hình thức một số quốc gia hoàn toàn hội nhập với nhau:

Khu vực mậu dịch tự do, trong đó các thành viên hủy bỏ hàng rào thương mại giữa họ với nhau, nhưng tiếp tục duy trì hàng rào thương mại với các nước không phải thành viên. Nói cách khác, những thành viên vẫn có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài

Liên minh thuế quan, trong đó các thành viên hủy bỏ hàng rào thương mại giữa họ với nhau và thiết lập hàng rào thương mại thống nhất với các nước không phải thành viên, đặc biệt áp dụng hệ thống thuế quan đối ngoại thống nhất. Đây có thể hiểu là một khu vực thương mại tự do giữa các nước thành viên cộng với thuế quan thống nhất của các nước thành viên đối với hàng hóa từ ngoài khu vực. Việc thành lập liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các nước thành viên.

Thị trường chung là liên minh thuế quan cho phép cả lao động và nguồn vốn tự do được di chuyển qua biên giới quốc gia. Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên. Một thị trường chung như vậy đã từng được thành lập ở châu Âu vào năm 1957 theo Hiệp ước Rome và mất một thời gian dài mời hoàn thành mục tiêu. Khối ASEAN cũng đã thỏa thuận sẽ thực hiện được mục tiêu một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất trong toàn khối vào năm 2020 trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Liên minh kinh tế là thị trường chung bao gồm cả việc đề ra mục tiêu chung cho các nước thành viên về phương diện tăng trưởng kinh tế... và tạo ra sự hài hòa về chính sách tài chính, tiền tệ và các chính sách khác. 

Hội nhập kinh tế đến cấp độ này tạo ra một thị trường chung giữa các nền kinh tế (không còn hàng rào kinh tế nào nữa) với một đơn vị tiền tệ chung. Ví dụ rõ nhất về cấp độ liên minh này là Khu vực đồng Euro. Các khu vực được thành lập với mục tiêu trở thành liên minh kinh tế tiền tệ nhưng chưa hoàn thành được mục tiêu này gồm: Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Cộng đồng Caribe (tiền thân là Cộng đồng và Thị trường Chung Caribe). Trong các liên minh từng tồn tại nhưng nay không còn có Liên minh Bỉ-Luxembourg.

Khi mà ngay cả chính sách tài chính cũng được thực hiện chung, hội nhập kinh tế đạt đến độ hoàn toàn.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên