Tài chính quốc tế

Iran lên tiếng ‘động viên’ Thổ Nhĩ Kỳ trước động thái ‘đáng xấu hổ’ của Mỹ

(VNF) - "Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xoay xở được với những áp lực bên ngoài biên giới, họ chắc chắn sẽ làm được điều đó bởi vì không ai có thể thay đổi ý chí của một quốc gia thông qua cưỡng chế và đe dọa", phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Qassemi đề cập tới chính sách áp thuế khắc nghiệt của Mỹ lên Thổ Nhĩ Kỳ mới đây.

Iran lên tiếng ‘động viên’ Thổ Nhĩ Kỳ trước động thái ‘đáng xấu hổ’ của Mỹ

Iran lên tiếng ‘động viên’ Thổ Nhĩ Kỳ trước động thái ‘đáng xấu hổ’ của Mỹ.

Đồng thời, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran bày tỏ hy vọng rằng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phát triển các mối quan hệ song phương "tốt đẹp" và hai nước sẽ cố gắng bổ sung cho nhau để duy trì sự ổn định và an ninh trong khu vực.

Phát biểu của ông Qassemi đưa ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng động thái cố tình gây khó khăn về kinh tế của Washington là "đáng xấu hổ".

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Qassemi.

Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giá "kinh hoàng" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, lên mức 20% và 50%.

Động thái của ông Trump đã đẩy căng thẳng giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), lên một ngưỡng mới. Trước đó, Washington đã áp các biện pháp trừng phạt lên nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả việc Ankara bắt giữ một mục sư người Mỹ.

Là một thị trường mới nổi quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ nằm cạnh Iran, Iraq và Syria, đồng thời là một quốc gia chủ yếu thân phương Tây trong nhiều thập kỷ qua. Khủng hoảng tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ đẩy bất ổn gia tăng tại một khu vực vốn dĩ có nhiều biến động.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Nước Mỹ hiện nay đang tăng cường sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào những quốc gia đối thủ như Iran hay Triều Tiên, nhưng hiếm khi dùng biện pháp thuế quan - vốn chỉ hay được sử dụng trong các tranh chấp thương mại - để đáp trả đối phương trong mâu thuẫn chính trị như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phía Iran, sau tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8/5, Mỹ đã công khai đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Chính quyền ông Trump đã áp dụng một loạt các lệnh trừng phạt mới nhằm đánh vào khả năng mua đồng USD của Iran mặc cho sự phản đối của một số cường quốc kinh tế. Trước đó, Washington đã áp dụng trừng phạt nhằm vào thương mại, cũng như các ngành năng lượng và công nghiệp đóng tàu của Iran.

Ông Dogu Perincek.

Các lệnh trừng phạt này đã khiến quan hệ giữa EU và Iran trở nên xấu đi, vốn đã cải thiện đáng kể kể từ sau khi các bên ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Mỹ vừa đơn phương rút lui.

Trái ngược với thái độ đầy thù địch của Mỹ, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ không muốn cắt đứt quan hệ với Iran bất chấp sự bất mãn của Washington.

Ông Dogu Perincek, Chủ tịch đảng "Vatan" cánh tả của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: “Mối quan hệ thương mại và văn hóa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ ngày càng được tăng cường sau khi Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt mới. Iran là một đối tác thương mại quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ. An ninh năng lượng của chúng tôi được đảm bảo thông qua hợp tác với Iraq, Iran, Azerbaijan và Nga”.

Xem thêm >> Nga giảm bớt lệ thuộc vào đồng USD, nói ‘chưa muốn động đến công ty Mỹ'

Tin mới lên