Tài chính quốc tế

JPMorgan: Fed nâng lãi suất chưa thể chấm dứt kỷ nguyên lới lỏng tiền tệ

(VNF) - Thời kỳ nới lỏng tiền tệ tại các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa hẳn đã đến hồi kết ngay cả khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản lên 0.5%, còn khá xa so với mức trung bình 2% từ năm 2000 và 3,2% giai đoạn 2000 - 2007.

JPMorgan: Fed nâng lãi suất chưa thể chấm dứt kỷ nguyên lới lỏng tiền tệ

Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng Fed chưa thể chấm dứt kỷ nguyên lãi suất ở mức 0%.

Mức tăng lãi suất này đồng nghĩa với việc lãi suất trung bình áp dụng cho 8 quốc gia phát triển và khu vực đồng tiền chung châu Âu của Ngân hàng JPMorgan, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, chỉ ở mức 0,36% cho đến cuối năm 2016, thấp hơn 3% so với con số của giai đoạn 2005 - 2007.

Nếu Fed nâng lãi suất lên 1,5%/năm như JPMorgan dự đoán trước đó, thì đến tháng 12 năm sau, mức lãi suất tại các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới vẫn ở mức thấp dưới 1% khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Mark Carney nhận định rằng lãi suất sẽ còn duy trì ở mức thấp trong thời gian dài ngay cả khi Fed hành động. Những hoài nghi về triển vọng chính sách tiền tệ, lạm phát thấp và tăng trưởng chậm trên toàn cầu vẫn đòi hỏi phải nới lỏng tiền tệ.

"Lộ trình lãi suất của Fed sẽ diễn ra chậm rãi trong khi ECB và BOJ chắc chắn sẽ không nâng lãi suất trong thời gian tới", ông David Hensley, Trưởng bộ phận kinh tế toàn cầu tại Ngân hàng JPMorgan trụ sở New York cho biết.

Trong tháng 12 này, số ngân hàng quyết định hạ lãi suất sẽ tương số ngân hàng nâng lãi suất. Trong số 31 ngân hàng trung ương mà JPMorgan xem xét, JPMorgan dự đoán 9 ngân hàng sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong đó có Trung Quốc, Thụy Điển, New Zealand và Malaysia. Các quốc gia thuộc thị trường mới nổi sẽ giảm neo đồng tiền của nước mình vào đồng USD, đồng nghĩa với việc các nước này sẽ không bị động trước quyết định của Fed như trước.

Tuy nhiên, JPMorgan nhận định, 10 ngân hàng trung ương khác ngoài Fed đang có khả năng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, trong đó Ngân hàng Trương Anh (BOE) dự kiến sẽ nâng lãi suất vào quý II/2016 và Ngân hàng Trung ương Canada dự kiến nâng lãi suất trong quý IV/2016. Ông Hensley cho biết một số thị trường mới nổi cũng có thể sẽ phải nâng lãi suất trong năm tới để ngăn dòng vốn trong nước chảy ra thị trường nước ngoài.

Không tính đến lãi suất, bảng cân đối kế toán hàng năm tại các ngân hàng vẫn sẽ "phình to ra" do chính sách kinh tế nới lỏng. Ngân hàng Bank of America (BOA). tính toán rằng bảng cân đối kế toán của 4 ngân hàng trung ương lớn sẽ mở rộng lên 13,5 tỷ USD cho đến cuối năm 2017 từ mức 11 tỷ USD hiện nay.

Fed không có kế hoạch giảm lượng tài sản dự trữ trước khi vòng quay nâng lãi suất được bắt đầu, trong khi BOA dự đoán ECB và BOJ sẽ đẩy mạnh chương trình mua trái phiếu.

Với bảng cân đối kế toán hiện nay của Fed tương đương khoảng 25% GDP, BOA ước tính con số này của ECB sẽ đạt 33,8% GDP vào tháng 5/2017 và BOJ sẽ tăng lên gần 108% GDP vào cuối năm 2017.

"Một lượng thanh khoản lớn sẽ được bổ sung vào thị trường toàn cầu trong 2 năm tới, thậm chí ngay cả khi một số ngân hàng trung ương nâng lãi suất một cách từ từ", ông Michael Hanson, chuyên giá kinh tế tại BOA cho biết. "Sự kết hợp này sẽ giúp duy trì một lập trường chính sách linh hoạt trên toàn cầu, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng, lạm phát và kích cầu các tài sản rủi ro, đồng thời giữ lợi suất trái phiếu dài hạn ở mức thấp".

"Nếu Mỹ lại rơi vào khủng hoảng, lãi suất thấp sẽ lại là yêu cầu tiên quyết", Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Lawrence Summers trả lời phỏng vấn Bloomberg khi đưa ra khả năng 50 - 50 Mỹ sẽ lại rơi vào suy thoái trong hai năm tới..

"Chúng ta sẽ không thể chia tay mãi với lãi suất ở mức 0%", ông Summers cho biết.

Tin mới lên