Học thuật

Lạm phát là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Lạm phát (inflation) là gì?

Lạm phát là gì?

Lạm phát (inflation) là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, sáu tháng, năm ).

Lạm phát (inflation) là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, sáu tháng, năm). Sự gia tăng của mức giá chung có thể nhỏ và diễn ra thường xuyên ( lạm phát kinh niên ) hoặc lớn và tăng tốc ( lạm phát cao và siêu lạm phát ) tỷ lệ lạm phát được tính bằng công thức :

   π = l- 100

trong đó π là tỷ lệ lạm phát, lr là chỉ số giá tính bằng phần trăm so với thời kỳ trước - có thể là chỉ số điều chỉnh GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số bán lẻ (RPI), chỉ số sinh hoạt (CLI)v..v… Lạm phát làm giảm sức mua hay xói mòn giá trị của đồng tiền.

Tránh tình trạng lạm phát từ lâu đã là mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô. Mọi người không muốn thấy lạm phát trước hết vì nó có tác động tiêu cực đối với phân phối thu nhập : người có thu nhập cố định bị thiệt thòi ; người giữ tiền bị thiệt thòi trong khi nắm giữ hàng hóa, tài sản hiện vật được lợi (đặc biệt những hàng hóa có giá tăng nhanh hơn mức giá chung ) ; người cho vay bị thiệt và người đi vay được lợi ( với giả định lạm phát bất ngờ và các bên tham gia hợp đồng dự kiến tỷ lệ lạm phát quá thấp ).

Ngoài ra nó còn nó còn có những tác hại khác như gây ra tình trạng đầu cơ tràn lan (tiết kiệm không được chuyển cho sản xuất, mà dùng để đầu cơ hàng hóa và tài sản); xói mòn khả năng cạnh tranh quốc tế (hàng xuất khẩu trở nên  đắt hơn, hàng nhập khẩu rẻ hơn ) làm tăng tính bất định, bấp bênh và gây trở ngại cho các giao dịch tương lai .Tình hình đặc biệt nghiêm trọng khi có siêu lạm phát ; mọi người mất lòng tin vào đồng tiền đang lưu hành, đồng tiền không thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi nữa, hệ thống kinh tế và tiền tệ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Hình dưới minh họa cho nguyên nhân dẫn đến lạm phát bằng mô hình xác định sản lượng cân bằng.

Trong mô hình xác định sản lượng cân bằng, lạm phát xảy ra khi tổng cầu vượt quá mức tổng cung toản dụng, tức GDP tiềm năng. Trong hình trên, sản lượng cân bằng là OY2 và nếu tổng cầu AD2 vượt quá mức tổng cung bằng mức toàn dụng (= AD1) sự thâm hụt do lạm phát sẽ xuất hiện, giá cả phải tăng vì lượng cầu lớn hơn phải tranh nhau mua lượng cung nhỏ hơn và không thể tăng lên do nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng. Liều thuốc chữa trị truyền thống cho căn bệnh này là chính phủ phải tìm cách cắt giảm tổng cầu thông qua chính sách tài chính và /hoặc tiền tệ thu hẹp - Tức phải đẩy đường tổng cấu từ AD2 xuống AD1

Có hai cách lý giải nguyên nhân của lạm phát : (1) tình trạng dư cầu khi nền kinh tế đã đạt sản lượng tiềm năng ( gọi là lý thuyết lạm phát do cầu kéo ) : (2) tình trạng gia tăng chi phí của các nhân tố đầu vào làm cho giá cả tăng ( gọi là lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy ). Các nhà tiền tệ cho rằng nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo là chính phủ phát hành quá nhiều tiền và khuyến nghị nên chữa trị loại lạm phát này bằng cách giới hạn mức tăng cung tiền ở tỷ lệ tăng trưởng của GDP tiềm năng. Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng lạm phát hoàn toàn do chi phí đẩy và họ khuyến nghị chính phủ nên thực hiện chính sách giá cả và tiền lương ( hay chính sách thu nhập ) để chống lạm phát.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Sự gia tăng trong mức giá chung hàm ý giảm sức mua của đồng tiền. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Ảnh hưởng của lạm phát được phân bố không đều trong nền kinh tế, và kết quả là có những chi phí ẩn để một số và lợi ích cho người khác điều này làm giảm sức mua của tiền bạc.

Ví dụ, với lạm phát, những phân đoạn trong xã hội mà sở hữu tài sản vật chất, chẳng hạn như bất động sản, chứng khoán vv, được hưởng lợi từ giá/giá trị cổ phần của họ đi lên, trong khi những người tìm kiếm để có được chúng sẽ cần phải trả nhiều tiền hơn. Khả năng của họ để làm như vậy sẽ phụ thuộc vào mức độ mà thu nhập của họ là cố định. Ví dụ, sự gia tăng trong thanh toán cho người lao động và người về hưu thường tụt hậu so với lạm phát, và cho một số người có thu nhập cố định.

Ngoài ra, các cá nhân hoặc tổ chức có tài sản tiền mặt sẽ phải trải nghiệm một sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Tăng mức giá (lạm phát) làm xói mòn giá trị thực của tiền (đồng tiền chức năng) và các mặt hàng khác có tính chất tiền tệ cơ bản. Khách nợ có khoản nợ được với lãi suất danh nghĩa cố định của lãi suất sẽ giảm lãi suất "thực sự" như tỷ lệ lạm phát tăng. Lãi suất thực tế trên một khoản vay là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát.

Một ví dụ, khi tỷ lệ lạm phát là 3%, một khoản vay với lãi suất danh nghĩa 5% sẽ có một tỷ lệ lãi suất thực tế khoảng 2%. Bất kỳ sự gia tăng bất ngờ nào trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm giảm lãi suất thực. Các ngân hàng và cho vay khác điều chỉnh cho rủi ro lạm phát này bằng cách bao gồm cả phí bảo hiểm rủi ro lạm phát với các khoản vay lãi suất cố định, hoặc cho vay với tỷ lệ điều chỉnh.

Tin mới lên