M&A

DealStreetAsia: ‘Vingroup, Masan làm nóng M&A Việt Nam 2015"

Trang tin DealStreetAsia vừa có bài viết về hoạt động M&A ở Việt Nam, theo đó đánh giá rằng tập đoàn Vingroup và tập đoàn Masan đã "nổi lên trong năm 2015 với những giao dịch sát nhập thành công nhất Việt Nam".

DealStreetAsia: ‘Vingroup, Masan làm nóng M&A Việt Nam 2015"

Một trung tâm thương mại của Vingroup

Bài viết cho hay Việt Nam là một nền kinh tế đang thu hút nhiều sự quan tâm ở khu vực Đông Nam Á,với con số giao dịch vốn năm 2015 đạt 30 giao dịch trong và ngoài nước, được thực hiện chủ yếu bởi các công ty tư nhân lớn trên tất cả các lĩnh vực từ bất động sản, hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính,..

Hai tập đoàn nói trên có tất cả 12 giao dịch, được thực hiện dựa trên chiến lược hợp nhất để tiến tới chiếm lĩnh thị trường và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. 
Vingroup mở rộng tài sản của mình bằng cách sử dụng chiến lược M&A để phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực bán lẻ. 

Trong khi đó, Tập đoàn Masan sử dụng các chiến lược tăng trưởng thông qua M&A để chiếm lĩnh thi phần  trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và nước giải khát , mặc dù các ngành dọc khác của nó vẫn còn yên ắng.

DealStreetAsia cũng đưa ra cái nhìn rõ hơn về các giao dịch của hai công ty này trong năm 2015:

Vingroup nhắm vào bán lẻ

Vingroup tiếp tục thâu tóm để củng cố vị trí của mình trong thị trường bán lẻ với chuỗi sáu thương vụ mua lại. Trong năm 2015, nhà đầu tư từ Mỹ là Warburg Pincus đã tiếp tục đầu tư 100 triệu USD vào Vincom Retail để tiếp tục thâm nhập vào thị trường bán lẻ. Trước đó vào tháng 5/2013, Warburg Pincus cũng đã đầu tư 200 triệu USD vào Vincom Retail.

Bên cạnh đó , Vingroup đã mua lại hai đối thủ nhỏ hơn là VinatexMart (thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam) đồng thời mua 10% của Vinatex trong lần đầu giới thiệu ra công chúng vào năm ngoái.

Trong giao dịch gần nhất, Vingroup đã mua lại Maximark, tập trung vào thị trường bán lẻ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. 

Trong khi các phi vụ mua lại trước đó chủ yếu diễn ra trong mạng lưới siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở miền bắc Việt Nam, giao dịch với Maximark giúp Vingroup phát triển chuỗi cung ứng trên toàn quốc, giúp tập đoàn đạt được mục tiêu sở hữu100 cửa hàng khắp cả nước vào năm 2020. 

Các giao dịch này là sự tiếp nối những gì Vingroup đã làm trong năm 2014, khi đó tập đoàn đã dành 560 tỷ đồng mua lại 70% cổ phần trong chuỗi bán lẻ của Ocean.

"Ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng, ngay cả trong dài hạn. Bên cạnh doanh nghiệp trong nước, một số nhà bán lẻ lớn trên thế giới cũng đã đầu tư đáng kể ở Việt Nam", bà Dương Thị Mai Hoa, Giám đốc điều hành Tập đoàn Vingroup tuyên bố.

Trong hoạt động kinh doanh bất động sản, Vingroup đã mua lại hơn 89,4% cổ phần của Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Việt Nam hay còn gọi làTrung tâm Triển lãm Giảng Võ, chuyển công ty nhà nước này thành công ty con, từng bước đầu tư vào các dự án lớn cho các triển lãm quốc gia và trung tâm hội chợ.

Sau dự án này, tập đoàn tiếp tục công bố tiếp quản của hai doanh nghiệp bất động sản nhỏ tại địa phương như công ty bất động sản Ánh Sao JSC có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và tập đoàn Hợp Nhất. Gần đây nhất, Tập đoàn Vingroup hoàn tất việc mua 61,17 % cổ phần của Công ty Cổ phần phát triển thể thao và giải trí Mễ Trì, chủ sở hữu của khu sử dụng tổ hợp 32ha.

Masan: Tập trung cho mảng thức ăn chăn nuôi và đồ uống

Tập đoàn Masan kết thúc năm 2015 với thương vụ chuyển nhượng trị giá 1,1 tỷ USD với hãng sản xuất bia của Thái Lan Singha Corp. 
Các nhà sản xuất bia Thái Lan cho biết sẽ mua 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings, một phần của tập đoàn Masan và 33,3% của công ty con Masan Brewery.

"Sự hợp tác giữa Masan và Singha là sự kết hợp hiếm có giữa hai tập đoàn hàng đầu châu Á. Masan đã luôn tin rằng một đối tác chiến lược thành công sẽ tạo nên các giá trị mới cho doanh nghiệp. Đối với tôi, điều này có nghĩa là 1 + 1 = 5" ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch tập đoàn Masan nhận xét.

Trong khi tập đoàn Masan thực hiện chiến lược thoái vốn vào các tháng cuối năm, nhà sản xuất này cũng thực hiện một chuỗi các vụ mua lại. 
Năm 2015, tập đoàn bắt đầu bởi thỏa thuận mua hơn 32% cổ phần của nhà sản xuất sản phẩm gia vị Cholimex, để nắm giữ 32,84 phần trăm của các công ty thực phẩm.

Sau đó, vào tháng 10, công ty đẩy mạnh kinh doanh nước giải khát bằng cách chú ý đến 65% cổ phần tại công ty TNHH Nước khoáng Thiên nhiên Quảng Ninh, sau khi mua lại công ty Vĩnh Hảo vào năm 2013.

Tin mới lên