Tài chính quốc tế

Mỹ ‘khoe mẽ’ ở Biển Đen, Nga nói ‘chắc chắn sẽ đáp trả’

(VNF) - “Chúng tôi chắc chắn sẽ đáp trả. Và đây sẽ không phải là hành động tự phát, mà nó sẽ nằm trong khuôn khổ chương trình kiểm soát an ninh của Nga trên Biển Đen”, Sputnik trích tuyên bố ngày 13/8 của ông Frants Klintsevich, thành viên ủy ban Quân vụ Thượng viện Nga.

Mỹ ‘khoe mẽ’ ở Biển Đen, Nga nói ‘chắc chắn sẽ đáp trả’

Tàu khu trục Mỹ tiến vào Biển Đen.

Ông Klintsevich khẳng định việc Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đen là hành động muốn “đưa Nga tới bờ vực”. “Tuy nhiên, những nỗ lực này đều là vô ích. Chúng tôi có thần kinh thép và không có ai sẽ bị đẩy tới bờ vực. Những hành động khiêu khích sẽ không thành công”, ông nhấn mạnh.

Ông Klintsevich cũng khẳng định cáo buộc cho rằng Nga đang có hành động đe dọa nước khác là điều “ngớ ngẩn”.

Trước đó, Hải quân Mỹ ngày 13/8 thông báo tàu khu trục tên lửa DDG64 Carney thuộc lớp Arleigh Burke ngày 12/8 đã tiến vào Biển Đen “để tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải nhằm tăng cường an ninh, ổn định và sẵn sàng chiến đấu của các đồng minh, đối tác trong khu vực”.

Tàu khu trục Mỹ Carney, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, tiến vào Biển Đen ngày 12/8.

Tàu khu trục Carney có trang bị tên lửa Tomahawk và Harpoon cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Tàu cũng có thể mang theo hai trực thăng tấn công Sikorsky MH-60R.

Đánh giá về động thái này của Mỹ, cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov tuyên bố rằng, không có lý do gì để lo ngại về việc tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen. Các lực lượng của Hạm đội Biển Đen hoàn toàn kiểm soát các hoạt động của nó.

“Trong tất cả mọi trường hợp, các lực lượng của Nga triển khai ở Crimea và bờ Biển Đen có thể kiểm soát hoàn toàn khu vực này, chúng có thể theo dõi tất cả các tàu khu trục có mặt trong khu vực. Vì vậy sự hiện diện của tàu chiến Mỹ hoàn toàn không đáng lo ngại”, vị Đô đốc này cho biết.

Biển Đen là khu vực Nga tăng cường sức mạnh quân sự trong những năm qua, với việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga. Các tàu chiến Nga cũng thường phóng tên lửa hành trình từ vùng biển này hướng đến các mục tiêu khủng bố ở Syria.

Các tàu quân sự từ các nước không giáp Biển Đen chỉ có thể xuất hiện 21 ngày liên tiếp ở vùng biển này.

Bên cạnh đó, các lực lượng Hải quân của Mỹ và đồng minh cũng không ngừng tằng cường sự hiện diện ở khu vực này khiến tình hình khu vực luôn trong trạng thái căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Đây không phải là lần đầu tiên một tàu quân sự Mỹ đi vào vùng biển này. Vào tháng 2/2018, hai tàu khu trục Mỹ là Ross và Carney, đã có mặt tại Biển Đen. Đại sứ Nga tại Washington, Anatoly Antonov, sau đó mô tả hoạt động của các tàu chiến Mỹ là "khiêu khích".

Trước động thái này, Nga đã điều khinh hạm Đô đốc Essen và hai tàu tuần tra đến đáp trả hoạt động tập trận ở Biển Đen của tàu USS Carney và USS Ross.

Theo Công ước Montreux năm 1936, các tàu quân sự từ các nước không giáp Biển Đen chỉ có thể xuất hiện 21 ngày liên tiếp ở vùng biển này.

Xem thêm >> Mỹ sẽ dành 21,9 tỷ USD cho các chương trình vũ khí hạt nhân

Tin mới lên