Tài chính quốc tế

NEXO - ‘lending ngược’ và sự thông minh của mô hình tài chính hiện đại

(VNF) - NEXO là giải pháp cho vay thế chấp bằng tiền ảo, thay vì phải bán chúng đi khi thiếu tiền, bạn có thể vay tiền mặt bằng cầm cố các tài sản ảo, sử dụng token của sàn sẽ giúp giảm bớt chi phí vay.

NEXO - ‘lending ngược’ và sự thông minh của mô hình tài chính hiện đại

NEXO - ‘lending ngược’ và sự thông minh của mô hình tài chính hiện đại

Nexo là gì?

Nexo là giải pháp cho vay bằng thế chấp tài sản tiền ảo (như Bitcoin, ETH, BNB, Nexo,…) thay vì phải bán chúng đi khi cần vay tiền mặt gấp. Nếu sử dụng Token Nexo, bạn sẽ được giảm lãi suất vay và được trở cổ tức 30% tổng lợi nhuận mà công ty tạo ra.

Bạn có thể sử dụng tiền ảo của bạn làm tài sản thế chấp, sau đó rút tiền mặt hoặc bằng USDT. Nexo là một sản phẩm đến từ Credissimo. Kể từ khi thành lập vào năm 2007, công ty đã cấp các khoản vay lên tới 120 triệu USD trong khi thu về 155 triệu USD tiền mặt. Công ty được kiểm toán bởi Deloitte. Credissimo ra mắt Nexo vào năm 2017.

Nexo đang đứng thứ 100 trên Coinmarketcap

Nexo hoạt động như thế nào?

Nexo kết hợp các khoản vay tức thì với công nghệ blockchain, tạo ra hệ thống thấu chi tiền mặt ngay lập tức đầu tiên trên thế giới. Người dùng có thể vẫn có tiền mặt dù cho đang nắm giữ các tài sản tiền ảo. Bạn sử dụng tài sản ảo của bạn làm tài sản thế chấp, sau đó rút tiền mặt.

Nexo tìm cách giải quyết những vấn đề gì?

Nexo tìm cách giải quyết một số vấn đề lớn trong hệ sinh thái kỹ thuật số ngày nay:

Giá trị nhàn rỗi của các tài sản kỹ thuật số:

Các nhà đầu tư trên toàn thế giới hiện đang sở hữu các loại tài sản kỹ thuật số và tiền ảo trị giá hàng tỷ USD mà vẫn còn nhàn rỗi. Giá trị của những tài sản này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 nghìn tỷ USDvào năm 2025.

Nexo nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách mở khóa giá trị các loại tài sản kỹ thuật số, cho phép khách hàng có được một khoản thấu chi tức thời bằng tiền tệ truyền thống hoặc tiền mã hóa bằng cách chuyển tài sản số của họ vào một chiếc ví thấu chi.

Quá trình thanh khoản chậm:

Chuyển đổi tiền ảo thành tiền mặt hiện nay là một quá trình chậm và không hiệu quả. Tiền ảo có vấn đề thanh khoản chậm, có thể mất từ vài ngày đến vài tháng để hoàn thành việc thanh khoản tài sản kỹ thuật số của bạn.

Nexo sẽ cho phép người dùng truy cập tiền mặt thuận tiện ở bất cứ đâu trên thế giới thông qua chuyển khoản ngân hàng, tiền mã hóa, hoặc thẻ tín dụng Nexo và nắm bắt cơ hội đầu tư hoặc đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngay lập tức.

Mất quyền sở hữu:

Người dùng muốn truy cập tiền mặt từ tài sản ảo của họ ngày hôm nay cần phải từ bỏ quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số của họ. Ví dụ, người dùng buộc phải mất quyền sở hữu để theo đuổi một cơ hội đầu tư hấp dẫn hoặc đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Với Nexo, khách hàng có thể giữ lại 100% quyền sở hữu tài sản số của họ.

Tốn kém và thuế không hiệu quả:

Thuế tài sản kỹ thuật số là tốn kém và không hiệu quả. Khi bán một tài sản kỹ thuật số, chủ sở hữu của nó phát sinh phí trao đổi và rút tiền cũng như chịu trách nhiệm về thuế lợi tức vốn, có nghĩa là thanh khoản ngắn hạn một giải pháp tốn kém và không hiệu quả về thuế. Mặt khác, Nexo, nhằm mục đích cung cấp thấu chi crypto giá cả phải chăng, linh hoạt và hiệu quả mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý thuế nào.

Kiểm tra tín dụng cồng kềnh:

Thông thường, việc tiếp cận nguồn tài chính không được bảo đảm yêu cầu kiểm tra tín dụng cồng kềnh và rườm rà. Chỉ cần kiểm tra tín dụng của bạn cũng có thể làm giảm điểm số tín dụng của bạn. Nexo cung cấp một hệ thống với thấu chi tiền ảo tức thì và không cần kiểm tra tín dụng.

Thiếu sự tin tưởng và minh bạch:

Các giao dịch tài sản kỹ thuật số thường được giải quyết thông qua các thỏa thuận P2P(ngang hàng) thiếu tính an ninh và minh bạch ở cả hai bên. Nexo giải quyết vấn đề này với các hợp đồng minh bạch được xây dựng trên blockchain. Bạn có thể xem các điều khoản của hợp đồng thấu chi của bạn bằng cách kiểm tra blockchain.

Những ai nên sử dụng Nexo?

Nexo có thể được sử dụng cho một số mục đích khác nhau. Một số khách hàng Nexo có thể bao gồm:

Các nhà đầu tư tiền mã hóa: Các nhà đầu tư tiền mã hóa có thể nhận được tiền ngay lập tức dựa trên giá trị thị trường của Bitcoin, Ethereum hoặc các loại tiền mã hóa khác.

Các thợ đào tiền ảo: Các "miner" có thể chi trả các chi phí khai thác bằng cách mở một khoản tiền thấu chi ngay lập tức.

Các quỹ đầu tư: Các quỹ đầu tư đã đầu tư tiền mã hóa có thể tận dụng danh mục đầu tư của họ bằng cách sử dụng các khoản thấu chi mã hóa ngay lập tức từ Nexo, cho phép họ tận dụng các cơ hội đầu tư mới.

Các sàn giao dịch tiền mã hóa: Các sàn giao dịch có thể sử dụng các khoản thấu chi của Nexo để tăng vốn cần thiết để tài trợ cho các dịch vụ giao dịch và cho vay ký quỹ.

Các công ty tiền ảo và ICO: Thay vì bán tiền mã hóa được tạo ra từ một ICO hoặc được tạo ra trong quá trình kinh doanh, các công ty tiền ảo có thể thiết lập một khoản thấu chi ngay lập tức để tiếp cận vốn mà không phải bán tài sản kỹ thuật số của họ.

Vì sao lại gọi là lending ngược?

Lending là gì? Đây là hình thức bạn cho vay tài sản ảo của mình để nhận lại một lượng lãi suất hàng tháng (như nhận lãi suất gửi ngân hàng).

Nếu với một mô hình lending bình thường thì sẽ gồm những bước sau: Bạn dùng một loại coin (thường là Bitcoin và Ethereum) để mua coin của sàn. Bạn có thể dung lượng coin này để lending lấy lãi hàng tháng hoặc giữ lại chờ nó tăng giá. Nếu đợi tăng giá, bạn chỉ việc giữ nó và chờ đến giá phù hợp bán trên sàn.

Còn nếu chọn Lending, bạn sẽ được trả lãi bằng Bitcoin hoặc USD theo hàng ngày/tuần/tháng, thường mức này dao động từ 30-100%/tháng.

Với Nexo thì đây là một quá trình “Lending ngược”, bạn cũng dùng Bitcoin và Ethereum để mua token của công ty và được vay khoản tiền tương ứng 30% giá trị của token tính theo mức giá hiện tại, bạn sẽ được vay một khoản tiền để trang trải nhu cầu tiêu dùng mà vẫn có một lượng token trong ví để đầu tư, nếu nó tăng giá, bạn chỉ việc trả lại phần vay và lãi vay (thường khoảng 8-16%/năm) lấy token về và bán lấy lãi.

Mô hình kinh doanh của Nexo

Liệu Nexo có luôn tăng giống các Coin lending?

Việc tăng giá của các đồng tiền ảo chủ yếu phụ thuộc vào nguyên tắc Cung – Cầu. Nếu cầu lớn hơn cung (lực mua lớn hơn lực bán) duy trì trong một thời gian dài thì xu thế giá có xu hướng tăng.

Giống như lending bình thường, mô hình của Nexo giúp nhà đầu tư có một phần tiền từ lượng token đầu tư mà vẫn nắm trong tay tài sản, những người này có khuynh hướng chia sẻ cho bạn bè người thân mua vào để tăng cầu. Việc nắm giữ token của sàn giúp giảm lãi suất vay giúp người dùng có khuynh hướng cắm token lấy tiền đi đầu tư các đồng tiền khác.

Sự thông minh này giúp mô hình ‘Lending ngược’ này tăng cầu, giảm cung, khiến cho việc tăng giá token trở nên dễ dàng.

Nexo lấy đâu ra lợi nhuận để trả cho nhà đầu tư?

Khác với mô hình Lending bình thường, trả lãi cho các nhà đầu tư tới 30%/tháng trong khi các ngân hàng bình thường chỉ trả ở mức 6-7%/năm, Nexo không hề hứa hẹn mức lợi nhuận nào cả, thay vào đó người nắm giữ token được trả 30% lợi nhuận của công ty từ hoạt động cho vay tiền. Bằng việc có tài sản thế chấp, nguồn tiền mà Nexo kiếm được mang tính chất an toàn và phi rủi ro, vì đó có thể trả được tiền cho nhà đầu tư.

Những rủi ro có thể phát sinh từ mô hình ‘Lending ngược’?

Không bàn đến rủi ro từ các yếu tố khách quan như pháp lý và kỹ thuât, đây là một số rủi ro có thể phát sinh từ quá trình phát triển cho vay thế chấp bằng tài sản ảo:

Tâm của nhà sáng lập: Đây là rủi ro đầu tiên, đến từ sự nghiêm túc của người phát triển, nếu họ có ý đồ xấu ngay từ ban đầu thì họ dễ dàng sẽ lừa đảo khi đạt được đủ ngưỡng lợi nhuận dự kiến hoặc là bán ra mạnh kiến cho bạn không thể trụ nổi và cắt lỗ.

Biến động của Bitcoin và các đồng tiền thế chấp: Thường thì khi bạn thế chấp một tài sản sẽ được vay 30% giá trị tài sản đó tính theo giá thời điểm hiện tại, riêng với Bitcoin, khoản tiền cho vay lên tới 50%, nếu Bitcoin giảm thêm 50%, và các giá trị tài sản thế chấp khác chia 3 chia 4 công ty sẽ phá sản, từ đó giá token sẽ rớt không phanh.

Liệu mô hình này có thành công

Khác với mô hình lending để dự án thành công thì giá tiền tiền lending cần được "thổi" và tăng trưởng liên tục. Còn với mô hình này, đây xuất phát từ hoạt động cho vay thế chấp thông thường, rủi ro chỉ xuất hiện khi mà giá của tài sản thế chấp xuống quá sâu, làm cho người đi vay không có động thái muốn trả nợ thì token này mới thất bại.

Tin mới lên