Học thuật

Nghèo khổ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Nghèo khổ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Nghèo khổ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Nghèo khổ (poverty) Lĩnh vực ngày càng rộng lớn của nghiên cứu kinh tế. Ngoài tổn thất về phúc lợi kinh tế, còn có những tổn thất lớn về xã hội đi kèm với số người có thu nhập thấp, chẳng hạn tội phạm, sức khỏe, trình độ giáo dục và năng suất lao động thấp.

Nghèo khổ là gì?

Nghèo khổ (poverty) hiện đang trở thành lĩnh vực ngày càng rộng lớn của nghiên cứu kinh tế. Ngoài tổn thất về phúc lợi kinh tế, còn có những tổn thất lớn về xã hội đi kèm với số người có thu nhập thấp, chẳng hạn tội phạm, sức khỏe, trình độ giáo dục và năng suất lao động thấp. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu vốn nhân lực ngày càng lớn do mọi  người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình trạng nghèo khổ. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về nguồn gốc và hậu quả của tình trạng nghèo khổ chiếm vị trí đáng kể trong nghiên cứu kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ công quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ dẫn đến khó phát triển kinh tế, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh không thể kiểm soát được và không có bình đẳng nam nữ.

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.

Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo đói phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo khổ phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo đói chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.

Tin mới lên