Học thuật

Pha trộn khi đúc tiền là gì? Tiền xu trong xã hội hiện đại

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Pha trộn khi đúc tiền (coinage debasement) là gì? Tiền xu trong xa hội hiện đại

Pha trộn khi đúc tiền là gì? Tiền xu trong xã hội hiện đại

Pha trộn khi đúc tiền, sự (coinage debasement) Phương pháp làm giảm hàm lượng kim loại của đồng tiền đúc “nguyên chất” mà không giảm gía trị danh nghĩa (tức mệnh giá) của nó ở mức tương ứng

Pha trộn khi đúc tiền là gì?

Pha trộn khi đúc tiền (coinage debasement) là phương pháp làm giảm hàm lượng kim loại của đồng tiền đúc “nguyên chất” mà không giảm gía trị danh nghĩa (tức mệnh giá) của nó ở mức tương ứng. Việc pha trộn khi đúc tiền được tiến hành theo nhiều cách như: cắt bớt và nung chảy, pha trộn (giảm bớt sự nguyên chất của kim loại trong các đồng tiền mới), giảm bớt trọng lượng thực tế bằng cách đúc lại. Nhà vua và các lãnh chúa thường dùng cách này để có thêm tiền. Về mặt lý thuyết, điều này làm tăng giá hàng hóa, vì người ta đúc được nhiều tiền hơn từ khối lượng kim loại như cũ và khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên. Song trong những thời kì khan hiếm tiền, thủ đoạn pha trộn khi đúc tiền có tác dụng chống giảm phát, chứ không gây ra lạm phát.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tiền xu trong xã hội hiện đại

Theo các chuyên gia, hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước có hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, tiền kim loại vẫn được phổ biến trong các giao dịch nhỏ. Tuy tiền kim loại nặng hơn tiền giấy, song trong xã hội hiện đại, không thể không có tiền kim loại khi các loại hình dịch vụ thương mại tự động hóa phát triển.

Cơ cấu mệnh giá của loại tiền này ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng có chung 1 đặc điểm là trong bộ tiền của các nước đều có ranh giới rõ ràng giữa tiền giấy và tiền kim loại. Tiền kim loại là những đồng tiền có mệnh giá nhỏ. Thực tế cho thấy rất ít quốc gia lưu hành song song cả tiền giấy và tiền kim loại có cùng mệnh giá, và nếu có thì chỉ áp dụng đối với mệnh giá cao nhất trong bộ tiền kim loại.

Đối với những nước khác nhau, có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp với tập quán, khả năng tài chính nhưng lựa chọn của mỗi nước luôn bị giới hạn bởi mệnh giá và các yếu tố chi phí đầu vào của quá trình đúc, dập tiền kim loại. Nguyên nhân là tiền kim loại thường có mệnh giá nhỏ nên cần thiết phải đảm bảo giá vật liệu đúc tiền phù hợp với mệnh giá, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và tính khả thi của việc sử dụng tiền kim loại trong thanh toán trao đổi. Để tiết kiệm chi phí, cơ quan phát hành có xu hướng lựa chọn loại vật liệu đúc tiền có giá hợp lý, dễ đúc dập và có độ bền phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước.

Tin mới lên