Học thuật

Phân biệt giá cả là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu phân biệt giá cả (price discrimination) là gì?

Phân biệt giá cả là gì?

Phân biệt giá cả (price discrimination) là khả năng của nhà cung cấp trong việc bán sản phẩm với giá khác nhau tại các thị trường khác nhau.

Phân biệt giá cả (price discrimination) là khả năng của nhà cung cấp trong việc bán sản phẩm với giá khác nhau tại các thị trường khác nhau.

Thị trường có thể được phân đoạn (chia cắt) theo các tiêu thức khác nhau như địa lý (trong nước và nước ngoài); bản chất của sản phẩm (hàng nguyên mẫy hay phụ tùng thay thế); theo yêu cầu sử dụng (đồ điện công nghiệp hay đồ điện gia dụng). Sự phân biệt giá cả vừa có lợi vừa có hại. Chẳng hạn việc phân biệt giá cả có thể đảm bảo sử dụng hết công suất, tận dụng kinh tế quy mô. Nhưng nó cũng có thể bị lạm dụng vào mục đích làm tăng lợi nhuận độc quyền.

Sự khác biệt giá cả được coi là hợp pháp nếu không làm giảm đi cạnh tranh hoặc được tính trên nền tảng của chi phí, ví dụ như khi cộng thêm các loại thuế nhập khẩu.

Phân biệt giá cả trở thành một vấn đề đạo đức hoặc có thể trở thành một vấn đề pháp lý nếu vi phạm những điều sau:

- Vi phạm luật pháp.

- Thị trường không thể chia thành các khu vực nhỏ.

- Chi phí chia nhỏ thị trường vượt quá doanh thu từ việc phân biệt giá cả một cách hợp pháp.

- Làm cho khách hàng không hài lòng.

Khi thị trường bị cố ý chia nhỏ thành các khu vực nhỏ hơn với các mức giá khác nhau, vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ xảy ra nếu sự khác biệt giá cả này không thể giải thích được bằng phụ phí.

Trong một số trường hợp, sự phân biệt giá cả như vậy có thể bị coi là bất hợp pháp vì làm giảm đáng kể cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, ở Mỹ, luật Robinson-Patman cấm phân biệt giá cả gây phương hại đến cạnh tranh. Còn tại các quốc gia khác, phân biệt giá cả có thể bị các tòa án phán xét là không hợp pháp theo tiền lệ hoặc theo luật về bình đẳng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên