Học thuật

Quá trình chuyển đổi dân số là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Quá trình chuyển đổi dân số (demographic transition) là gì?

Quá trình chuyển đổi dân số là gì?

Qúa trình chuyển đổi dân số (demographic transition) là chu kỳ dân số gắn với quá trình phát triển kinh tế của một nước

Quá trình chuyển đổi dân số là gì?

Quá trình chuyển đổi dân số (demographic transition)chu kỳ dân số gắn với quá trình phát triển kinh tế của một nước. Ở các nước lạc hậu, cả tỷ suất sinh và chết đều cao, do đó có ít thay đổi trong quy mô dân số. Cùng với quá trình phát triển kinh tế (công nghiệp hóa), thu nhập đầu người bắt đầu tăng lên và tỷ suất chết giảm (do chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế... tốt hơn), dẫn đến thời kỳ dân số gia tnawg nhanh chóng (giai đoạn bùng nổ dân số). Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn mức tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng và điều này góp phần làm giảm tỷ suất sinh (các gia đình nhỏ trở thành tiêu chuẩn trong xã hội khi người ta tìm cách duy trì mức sống ngày càng cao). Từ thời điểm này, tỷ lệ dân số giảm xuống và có thể ổn định ở mức đó, giống như được minh họa ở hình dưới đây:

Hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến đều trải qua thời kỳ chuyển đổi dân số theo cách thức như được mô tả trên đây và ngày nay được đặc trưng bởi tỷ suất sinh và chết thấp, do đó tốc độ tăng dân số chậm dần.

Quá trình của sự chuyển đổi dân số

Sự chuyển đổi này được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xã hội tiền công nghiệp hóa, tỷ suất sinh và tỷ suất chết đều cao và cân bằng nhau và kéo dài đến tận cuối thế kỷ 18. Tốc độ tăng dân số thời gian này khá chậm, vì xã hội bị kiềm chế bởi nguồn cung thực phẩm không đủ, nên trừ khi công nghệ phát triển kéo theo sự tăng trưởng ở nguồn cung thực phẩm, nếu không thì tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết sẽ sớm bằng nhau.

Giai đoạn 2: Ở những nước đang phát triển, tỷ lệ chết giảm nhanh nhờ điều kiện sống được cải thiện hơn giúp tăng tuổi thọ của dân số. Sự phát triển còn thể hiện ở việc phát minh ra một số thiết bị hiện đại như lò nướng, ti vi... Đây là giai đoạn tỷ lệ sinh tăng rất mạnh dẫn đến sự gia tăng dân số đáng kể ở nhiều quốc gia.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quan niệm sinh nở, thu nhập của người dân tăng, đô thị hóa, phụ nữ được coi trọng hơn... Tốc độ tăng dân số bắt đầu chững lại, thậm chí tỷ lệ sinh còn giảm ở một vài nước phát triển, lí do phần lớn là do sự thay đổi trong quan niệm của mọi người.

Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, cả tỷ lệ sinh lẫn chết đều ở mức thấp, đe dọa đến một vài nền công nghiệp cần nhiều nhân công. Vì đã có một phần lớn dân số được sinh ra ở giai đoạn 2, tạo nên một gánh nặng về kinh tế trên sự giảm mạnh về nguồn lao động. Đến cuối thế kỉ 20, ở các nước phát triển, tỷ lệ sinh và chết đều đã dừng lại ở mức rất thấp.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên