Tài chính quốc tế

Bloomberg: Anh rời EU, kinh tế Việt Nam chịu 'đòn' nặng nhất châu Á

(VNF) - Các nền kinh tế châu Á như Việt Nam, Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Brexit.

Bloomberg: Anh rời EU, kinh tế Việt Nam chịu 'đòn' nặng nhất châu Á

Kết quả bỏ phiếu ngày 23/6 của cử tri Anh về về ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu đã thu hút sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Người dân Anh đã ủng hộ việc rời khỏi EU (Brexit) với tỷ lệ gần 52%. Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã tuyên bố từ chức ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý này.

Thông báo kết quả kiểm phiếu chính thức không đồng nghĩa với thông báo "Anh rời EU" chính thức. Và thông báo này có thể được thực hiện trong vòng vài ngày, khi các thành viên EU nhóm họp vào 28-29/6, hoặc cũng có thể phải chờ thêm nhiều tháng nữa.

Nếu Anh rời EU trở thành hiện thực thì chắc chắn sẽ tác động không nhỏ về nhiều mặt đến các quốc gia trên thế giới đặc biệt là về mặt kinh tế.

Chuyên gia Tom Orlik của Bloomberg Intelligence cho biết, trong trường hợp nước Anh chính thức rời EU, một số nền kinh tế châu Á vẫn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể dù cả châu Á thì không chịu nhiều ảnh hưởng.

Biểu đồ trên của Bloomberg trình bày nhận định về mức độ ảnh hưởng của Brexit đối với các nền kinh tế châu Á, theo mức độ ảnh hưởng tăng dần từ màu xanh lá (bị ảnh hưởng ít nhất) đến màu đỏ (bị ảnh hưởng nhiều nhất).

Như vậy, theo biểu đồ của Bloomberg, Việt Nam là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhất châu Á, trong khi Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore cũng bị ảnh hưởng nặng nếu Anh rời EU.

Tập đoàn tài chính Credit Suisse cũng cho rằng trong số các nền kinh tế châu Á thì Singapore, Hồng Kông và Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ nhất với nền kinh tế Anh.

Nếu xuất khẩu của Singapore và Hồng Kông vào Anh chủ yếu là dịch vụ thì xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là sản phẩm hàng hóa. Trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Anh đã đạt 1,8 tỷ USD.

"Những ngành hàng liên quan đến hàng hóa sản xuất và chế biến có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các ngành khác", Tiến sĩ kinh tế học Santitarn Sathirathai và Michael Wan cho biết trong một báo cáo.

Các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến được xuất khẩu nhiều vào Anh từ các nước Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, trong khi xuất khẩu các sản phẩm khai thác mỏ chủ yếu đến từ Maylaysia và Việt Nam.

Tờ Wall Street Journals cũng nhận định, Brexit sẽ kéo theo xuất khẩu châu Á bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư cũng sẽ rút khỏi các tài sản rủi ro, trong đó có các thị trường mới nổi. Đồng yên mạnh lên cũng sẽ gây khó cho các nền kinh tế châu Á.

Số liệu của Capital Economics cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của các thị trường châu Á đến Anh chiếm 0,7% GDP toàn khu vực.  Hãng này ước tính, nếu nhu cầu nhập khẩu tại Anh giảm 25% có thể khiến GDP châu Á sẽ mất gần 0,2%.

Theo Capital Economics, một số nền kinh tế Châu Á sẽ chịu thiệt hại nặng hơn những nước khác nếu Brexit xảy ra, như Việt Nam hay Hồng Kông. Những nền kinh tế này có quan hệ thương mại tương đối mạnh với Anh, xét theo tỷ lệ xuất khẩu sang Anh trên GDP. Xuất khẩu sang EU của Singapore và Việt Nam chiếm khoảng 6 - 7% GDP.

Tin mới lên