Tài chính quốc tế

JPMorgan, HSBC và Credit Agricole bị phạt nặng vì thao túng lãi suất

JPMorgan Chase & Co., HSBC Holdings Plc và Credit Agricole SA bị phạt tổng cộng 485,5 triệu Euro (521 triệu USD) vì hành vi thao túng lãi suất chuẩn Euribor. Hình phạt được đưa ra sau quá trình điều tra kéo dài 5 năm của Liên minh Châu Âu (EU).

JPMorgan, HSBC và Credit Agricole bị phạt nặng vì thao túng lãi suất

JPMorgan, HSBC và Credit Agricole bị phạt hơn nửa tỷ USD.

Theo đó, bộ ba ngân hàng này thông đồng với nhau để giàn xếp lãi suất Euribor và trao đổi những thông tin nhạy cảm về việc giao dịch trên thị trường phái sinh tương quan. Điều này vi phạm các quy định chống độc quyền của Ủy ban Châu Âu (EC).

Cụ thể, JPMorgan bị phạt 337,2 triệu Euro, HSBC bị phạt 33,6 triệu Euro còn Credit Agricole bị phạt 114,7 triệu Euro.

Ủy viên Margrethe Vestager của EU cho biết việc gian lận lãi suất Euribor rất có lợi với các ngân hàng và khó có thể tính toán chính xác số tiền các tổ chức tài chính này được hưởng lợi là bao nhiêu. Chỉ một thay đổi nhỏ của lãi suất Euribor cũng có thể tác động rất lớn tới khối lượng giao dịch.


Bà Margrethe Vestager

Cuộc điều tra về việc thao túng Euribor trở nên căng thẳng hơn trong vòng 3 năm trở lại đây sau khi 3 ngân hàng trên từ chối tham gia thỏa thuận liên ngân hàng với 4 ngân hàng khác, trong đó có sự góp mặt của Deutsche Bank AG và Societe Generale SA. Kể từ đó, Credit Agricole, JPMorgan và HSBC trở thành cái gai trong mắt EC.

Người phát ngôn của JPMorgan cho biết ngân hàng này không có bất kỳ hành động sai phạm nào liên quan tới lãi suất chuẩn Euribor. Ngân hàng của Anh tuyên bố sẽ phản bác mọi cáo buộc và kêu gọi sự trợ giúp của các tòa án châu Âu.

Credit Agricole cho biết họ chắc chắn không vi phạm luật cạnh tranh và sẽ kháng cáo quyết định của EC. Ngân hàng của Pháp cho biết khoản phạt này sẽ không ảnh hưởng tới báo cáo tài chính năm 2016.

HSBC khẳng định không tham gia bất kỳ tổ chức cạnh tranh thiếu lành mạnh nào và đang cân nhắc các lựa chọn pháp lý để giải quyết vấn đề với EC.

Các ngân hàng bị cáo buộc thao túng chỉ số Euribor thông qua việc chia sẻ thông tin giao dịch nhạy cảm và vạch ra kế hoạch để điều chỉnh lãi suất phù hợp với chiến lược kinh doanh.

‘Ngôn ngữ thô tục’

Bà Vestager cho biết các nhà đầu tư tại cả 7 ngân hàng liên quan đến vụ việc này thường sử dụng ngôn ngữ thô tục khi tương tác. Điều này giống như một loại ngôn ngữ riêng nhằm tránh bị lần ra.

Hồi tháng 5/2014, trên bờ vực khủng hoảng ngân hàng toàn cầu, JPMorgon, HSBC và Credit Agricole gửi đơn kháng cáo việc thao túng lãi suất Euribor. Điều này khiến các ngân hàng mất đi cơ hội được giảm 10% các khoản phạt sau này.

Cuối năm 2013, ủy ban chống độc quyền của EU công bố khoản phạt lên tới 1,7 tỷ USD đối với các ngân hàng có hình vi thao tùng hai lãi suất chuẩn là Libor và Euribor, tức một năm rưỡi sau khi Barclays Plc bị các cơ quan chức năng của Anh và Mỹ phạt. Các khoản phạt này giảm chỉ còn 218 triệu Euro vào đầu năm nay bởi lỗi sai khi tính toán khoản phạt giành cho Societe Generale.

9 tỷ USD

Trong vòng 4 năm qua, các khoản phạt với tổng giá trị lên tới 9 tỷ USD được áp dụng với hàng chục ngân hàng trên phạm vi toàn cầu.

Libor and Euribor là hai lãi suất liên ngân hàng tại khu vực EU, đánh giá chi phí ước tính của việc đi vay trong những khoảng thời gian khác nhau. Hai lãi suất này được sự dụng làm điểm chuẩn để tính toán tiền lãi cho các khoản vay nghìn tỷ Euro.

Năm 2015, cựu nhân viên của UBS Group AG và Citigroup Inc. – ông Tom Hayes – là người đầu tiên bị bỏ tù vì những bê bối xung quanh Libor. Một số thương nhân tại Deutsche Bank, Societe Generale và Barclays sẽ phải hầu tòa vào năm sau.

Bà Vestager để ngỏ khả năng tăng các khoản phạt dành cho các tổ chức tài chính toàn cầu nhưng từ chối bình luận thêm về vấn đề thao túng thị trường tiền tệ bởi đây là một trường hợp "rất lớn, rất phức tạp và có sự tham gia của nhiều phía".

Tin mới lên