Tài chính quốc tế

Màn trình diễn kinh tế trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama

(VNF) - Tổng thống Barack Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ hai dưới cương vị Tổng thống và sẽ rời Nhà trắng vào tháng 1/2017. Hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đã thay đổi nền kinh tế Mỹ thế nào?

Màn trình diễn kinh tế trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tối ngày 12/1 theo giờ Mỹ, Tổng thống Obama đã có buổi đọc Thông điệp liên bang kéo dài 58 phút 40 giây cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông, là một trong những cơ hội còn lại của Tổng thống Obama để thu hút sự chú ý của hàng triệu người dân trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo thứ hai. Tổng thống Obama sẽ rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017. Mỹ sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 8/11/2016 để tìm ra người kế nhiệm ông Obama.

Trong hai nhiệm kỳ, ông đã đề ra nhiều chính sách, thực hiện các báo cáo sâu rộng về tầm nhìn quốc gia, cũng như không ít lần thách thức Quốc hội để thông qua các đạo luật.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh những thành tựu trong nhiệm kỳ của mình. Trọng tâm trong bài phát biểu là củng cố di sản của ông trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ và tuyên bố mạnh mẽ về niềm tin vào tương lai của đất nước.

Dưới đây là những thành tựu mà ông Obama đã đạt được trong suốt 7 năm qua.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tổng thống Obama bắt đầu nhậm chức vào ngày 20/1/2009 khi nền kinh tế Mỹ đang ở giữa của cuộc đại suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng vọt, các doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm khi họ nhận ra rằng nền kinh tế là khả năng phục hồi sớm. Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 10,3% vào thời điểm tháng 10/2009, mức tồi tệ nhất trong vòng 26 năm. Đến nay, tỷ lệ thất nghiệp từ thời kỳ đen tối nhất trong cuộc khủng hoảng xuống chỉ còn 5%.

Dưới hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, tỷ lệ thất nghiệp từ mức 10,3% trong cuộc khủng hoảng tài chính đã trở về mức 5% hiện nay. Nguồn: CNNMoney.

Tăng trưởng việc làm

Đầu năm 2009, nước Mỹ đã mất khoảng 800.000 việc làm mỗi tháng. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama đã thông qua biện pháp kích thích và cắt giảm thuế để khuyến khích các doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Cục Dự trữ liên bang Mỹ cũng sử dụng các biện pháp cụ thể để khôi phục nền kinh tế Mỹ như đưa lãi suất liên bang về mức 0%.

Phải cho đến tháng 5/2014, Mỹ cuối cùng đã khôi phục toàn bộ 8,7 triệu việc làm mất đi trong cuộc khủng hoảng. Việc làm đã tăng trở lại trong thời gian gần đây. Hai năm qua ghi nhận tốc độc tạo việc làm mới nhanh nhất kể từ 1999 đến nay.

8,7 triệu việc làm của Mỹ mất đi trong cuộc khủng hoảng đã được khôi phục lại, thị trường việc làm Mỹ đã tạo thêm 292 nghìn việc làm mới trong tháng 12/2015. Nguồn: CNNMoney.

Tăng trưởng GDP

Một trong những chỉ trích mạnh nhất đối với nhiệm kỳ của Tổng thống Obama là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm chạp. Trong quá khứ, kinh tế Mỹ trung bình tăng trưởng ít nhất 3% một năm.

Cuộc đại suy thoái là một nhát dao đối với nền kinh tế Mỹ. Kể từ đó, Mỹ đã phải vật lộn để đạt mức tăng trưởng hơn 2% một năm. Năm 2015 được coi là một năm đột phá, từ suy thoái 2,8%, kinh tế Mỹ quay lại tăng trưởng 2,1%.

 

Tổng thống Obama đã đưa nước Mỹ từ suy thoái 2,8% quay lại tăng trưởng 2,1%. Nguồn: CNNMoney.

Thị trường chứng khoán

Chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ tăng liên tục 6 năm với mức tăng tổng cộng khoảng 200%. Cho đến nay, Obama được xem là một trong những Tổng thống đem lại vận may lớn nhất cho thị trường chứng khoán Mỹ, ngay cả khi đà giảm gần đây vào những ngày đầu năm 2016.

Ông Obama được coi là một trong những Tổng thống đem lại vận may lớn nhất cho thị trường chứng khoán Mỹ, đà tăng liên tục 6 năm với mức tăng tổng cộng hơn 200%. Nguồn: CNNMoney.

Số người dùng tem phiếu

Một trong những dấu hiệu rõ ràng về ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế là gần 50 triệu người Mỹ - khoảng 15% dân số - sử dụng tem phiếu các thực phẩm thiết yếu.

Số lượng người sử dụng tem phiếu thực phẩm đạt đỉnh điểm vào năm 2013 và đã giảm một chút sau đó, mặc dù vẫn còn cao hơn nhiều so với khi Tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2009. Đó là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.

Số người dùng tem phiếu hiện là 46 triệu người, vẫn cao hơn hồi ông Obama mới nhậm chức - đây là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Nguồn: CNNMoney.

Sản xuất

Sản xuất được xem là một trong những điểm sáng trong nhiệm kỳ của ông Obama, thậm chí còn tốt hơn so với thời điểm trước khủng hoảng.

Những nỗ lực để cứu ngành công nghiệp ô tô của Tổng thống đã giữ công ăn việc làm và hiện nay doanh số bán xe đang bùng nổ một lần nữa. Ngoài ra, tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng của Mỹ, đặc biệt là khai thác dầu đá phiến và sản xuất khí đốt ở Dakota, Pennsylvania và Texas, đã thúc đẩy việc làm mới trong ngành năng lượng và các ngành liên quan.

Mặc dù, đà giảm giá dầu đã làm chậm lại tình hình sản xuất trong những tháng gần đây, nhưng nó vẫn tốt hơn nhiều so với khi Obama nhậm chức. 

Chỉ số sản xuất tăng mạnh hơn so với thời điểm trước khủng hoảng được xem là một trong những điểm sáng trong nhiệm kỳ của ông Obama. Nguồn: CNNMoney.

Nợ Chính phủ

Nợ Chính phủ Mỹ tăng mạnh trong nhiệm kỳ của ông Obama. Khi ông Obama nhậm chức, tỷ lệ nợ Chính phủ Mỹ vào khoảng 50% thì hiện nay là 75%, theo ước tính của Nhà Trắng năm 2015. Đây là do Chính phủ đã phải chi tiêu rất nhiều để kích cầu kinh tế, kéo nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng. Ngân sách Mỹ thâm hụt hàng năm kể từ khi Obama nhậm chức. Mức thâm hụt năm 2015 là mức thấp nhất kể từ năm 2007.

 

 

Nợ Chính phủ Mỹ tăng mạnh trong nhiệm kỳ của ông Obama từ khoảng 50% trong thời kỳ khủng hoảng lên mức 75% hiện nay. Nguồn: CNNMoney.

Tin mới lên