Tài chính quốc tế

Singapore thành công đáng nể nhưng không dễ bắt chước

(VNF) - Giống như câu chuyện "thầy bói xem voi", những người hâm mộ Singapore có nhận xét đúng về quốc đảo này nhưng lại không thể nhìn ra toàn cục.

Singapore thành công đáng nể nhưng không dễ bắt chước

Cố Thủ tướng Singapore - Lý Quang Diệu.

Đừng làm 'thầy bói xem voi'

Singpore chưa bao giờ thiếu người hâm mộ. Nhiều lãnh đạo các nước đang phát triển kính nể cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, người sáng lập và đưa quốc đảo này từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất trong khi vẫn chống lại lời kêu gọi tự do hóa chính quyền của phương Tây.

Paul Kagame, vị tổng thống của Cộng hòa Rwanda, một quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa tại Vùng hồ lớn trung đông Phi, hy vọng đất nước của ông sẽ trở thành "Singapore của châu Phi". Còn những người hâm mộ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã so sánh ông với ông Lý: mạnh mẽ và không khoan dung với tội phạm và tham nhũng.

Gầy đây, các quốc gia giàu có cũng bắt đầu "tăm tia" hòn đảo này. "Muốn loại bỏ Obamacare ư? Vậy hãy học hỏi mô hình chăm sóc y tế kỳ diệu của Singapore", một ý kiến trên trang tờ Fox News của Mỹ đưa ra ngay sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống.

Ý kiến này cho rằng "sự thần kỳ" nằm ở hai đặc tính mà đảng Cộng hòa cổ súy, đó là "trao quyền cho người tiêu dùng và thúc đẩy cạnh tranh". Một số người ủng hộ Brexit (Anh rời EU) còn mơ giấc mơ biến nước Anh thành "Singapore trên dòng sông Thames": nơi kinh doanh thuận lợi, luật lệ ít ràng buộc cho các doanh nghiệp muốn giao thương với châu Âu. Giống như câu chuyện "thầy bói xem voi", những người hâm mộ Singapore có nhận xét đúng về quốc đảo này nhưng lại không thể nhìn ra toàn cục.

Giống như câu chuyện "thầy bói xem voi", những người hâm mộ Singapore có nhận xét đúng về quốc đảo này nhưng lại không thể nhìn ra toàn cục.

Việc tinh giản hóa bộ máy nhà nước đồng nghĩa với việc phải giảm mạnh chi tiêu nhà nước và định hình lại toàn bộ Dịch vụ Y tế Quốc gia. Cử tri Anh sẽ trừng phạt bất kỳ bên nào cố gắng thực hiện điều này.

Thậm chí giả định rằng EU sẽ cho phép nước Anh áp dụng mức thuế thấp thì bối cảnh láng giềng cũng khác hẳn. Đông Nam Á là khu vực đang phát triển mạnh với 630 triệu dân, đa số sống ở các nước có tình hình không ổn định, tham nhũng hay cơ sở hạ tầng yếu kém. Một Singapore hiệu quả cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận lực lượng người tiêu dùng này trong khi tối thiểu hóa rủi ro.

Trách nhiệm cá nhân, cạnh tranh và chi tiêu công thấp

Các nhà bảo thủ Mỹ cũng cho rằng hệ thống chăm sóc y tế của Singapore đạt được những kết quả tốt đẹp nhờ chú trọng đến trách nhiệm cá nhân, cạnh tranh và chi tiêu công thấp. Người dân Singapore tự chi trả hầu hết các chi phí chăm sóc sức khoẻ và tận hưởng mức sống cao nhất và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới.

Nước này chỉ dành 5% GDP cho chăm sóc y tế, trong đó khoảng 2% GDP lấy từ túi tiền của người dân. Mỹ chi tiêu nhiều hơn, với tỷ lệ tương ứng 17% và 8% GDP, nhưng mức độ khỏe mạnh của dân chúng lại kém hơn.

Tuy vậy, hệ thống của Singapore cũng thể hiện sự cưỡng chế và can thiệp của chính phủ nhiều hơn hẳn so với những gì mà người Mỹ có thể chấp nhận. Hầu hết các bệnh viện do nhà nước quản lý. Hầu hết các các viện dưỡng lão là của tư nhân nhưng được chính phủ cấp ngân sách và chính phủ trợ cấp rất nhiều cho chăm sóc đặc biệt.

Cơ chế này khuyến khích cạnh tranh thông qua công khai hóa đơn bệnh viện, trong khi các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế của Mỹ lại cố gắng che giấu viện phí để bệnh nhân không thể dò giá.

Chính phủ Singapore buộc người dân phải chuyển 10,5% tiền lương của mình vào tài khoản "Medisave" (chủ lao động cũng phải đóng góp vào đây). Chính phủ cũng trợ giá cho những loại thuốc "hiệu quả và thiết yếu"; những loại thuốc không được duyệt, nếu có, sẽ vô cùng tốn kém.

Cả hai phe cánh tả và cánh hữu tại Mỹ sẽ tìm thấy nhiều ưu điểm trong hệ thống y tế của Singapore. Nhưng những người bảo thủ ở Mỹ có lẽ sẽ không chấp nhận những khuôn khổ của hệ thống Singapore.

Hiệu trưởng Kishore Mahbubani của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đã nói: "Hệ tư tưởng mà ông Lý Quang Diệu theo đuổi không phải là tư tưởng kiểu Ayn Rand" (Ayn Rand là một triết gia theo đuổi tư tưởng thị trường tự do một cách cực đoan, là thần tượng của khá nhiều người cánh hữu tại Mỹ).

Một mô thức tương tự - trách nhiệm cá nhân được hỗ trợ bởi sự cưỡng ép và mạng lưới an sinh tinh gọn và mạnh mẽ, được áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế của Singapore. Hơn 90% dân Singapore sở hữu nhà riêng, nhưng đa số là căn hộ do chính phủ xây, chính phủ định giá, và cũng chính phủ cho vay mua nhà.

Nơi cư ngụ của dân Singapore một phần phụ thuộc vào sắc tộc của họ: Singapore bắt buộc các khu nhà do nhà nước xây là đa thành phần để phản ánh nền tảng đa chủng tộc của đất nước.

Nhìn chung, cách tiếp cận của chính phủ Singapore thường là đề cao trách nhiệm cá nhân, nhưng song hành với đó là sự cưỡng ép từ bên trên. Hơn 90% người Singapore sở hữu nhà riêng, nhưng phần lớn trong số đó là những căn hộ do chính phủ xây dựng, được bán ở mức giá mà chính phủ đưa ra, đi kèm với các khoản trợ cấp từ chính phủ. Để tránh sự phân biệt chủng tộc, chính phủ Singapore cũng yêu cầu các khu dân cư công cộng phải có thành phần chủng tộc đa dạng, phản ánh cơ cấu dân số nước này.

Chấp nhận hạn chế tự do chính trị để đổi lấy chính phủ hiệu quả và mức sống cao

Cách tiếp cận như vậy sẽ dễ dàng làm kinh động các cử tri phương Tây và bị các tòa án phương Tây bác bỏ. Tuy nhiên người Singapore lại chấp nhận nó. Chủ nghĩa gia trưởng đã áp đặt được sự ôn hòa sắc tộc. Singapore không có những xung đột sắc tộc thường thấy ở các nước láng giềng như Malaysia hay Indonesia. Quan trọng hơn, ông Lý Quang Diệu đã đưa ra một cuộc đánh đổi vẫn còn giá trị: người dân Singapore chấp nhận hạn chế tự do chính trị để đổi lấy chính phủ hiệu quả và mức sống cao.

Các lãnh đạo Singapore bảo vệ một cách quyết liệt uy tín của mình trước những lời công kích từ truyền thông phương Tây kiện các cơ quan truyền thông này ra tòa tội bôi nhọ và liên tục giành phần thắng. Ông Lý Quang Diệu vốn xuất thân là một luật sư.

Nhiều lãnh đạo các nước đang phát triển kính nể ông Lý Quang Diệu, người sáng lập và đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất.

Nhưng đồng thời, chính phủ Singapore cũng đảm bảo đường xá an toàn, chăm sóc y tế hạng nhất, giao thông công cộng tốt và một nền hành chính công sạch và biết lắng nghe dân chúng.

Những điều khoản đánh đổi của ông Lý Quang Diệu khó có thể bắt chước. Cả hai vế đánh đổi đều là những nhân tố cần thiết đối với sự thành công của Singapore. 

Các nhà lãnh đạo như Kagame của Rwanda hay Duterte của Philippines thường chỉ đáp ứng được vế đầu tiên khi chăm học phần chuyên quyền độc đoán (chính phủ hà khắc) nhưng không đáp ứng được vế thứ hai - chính phủ sạch hay việc kiến tạo sự thịnh vượng.

Trong khi đó, những nước giàu có khác thì lại không có các cử tri "biết nghe lời" như Singapore, để các nhà lãnh đạo có thể an tâm vạch ra các kế sách lâu dài mà không phải lo lắng nhiều về kết quả thăm dò ý kiến cử tri hàng tháng.

Tin mới lên