Tài chính quốc tế

Thụy Điển đau đầu vì dân nhiệt tình nộp thuế để... lấy lãi

(VNF) - Thụy Điển đang vướng vào một vấn đề mà có lẽ bất kỳ một quốc gia nào khác cũng mơ ước là thu được quá nhiều tiền thuế. Chính phủ đang buộc phải trả lãi hàng tỷ USD tiền thuế mà người dân cố tình đóng dư.

Thụy Điển đau đầu vì dân nhiệt tình nộp thuế để... lấy lãi

Ảnh minh họa

Tình trạng này là hệ quả của lãi suất âm đang được áp dụng tại Thụy Điển. Mọi việc bắt nguồn từ một chính sách đầy khác thường của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank). Kể từ năm 2015, Riksbank đã đẩy lãi suất về mức âm nhằm kích thích lạm phát trong nước. 

Mức lãi suất âm khiến doanh nghiệp và cá nhân đua nhau nộp tiền cho nhà nước vì mức lợi nhuận lớn mà các khoản tiền này tạo ra thay vì gửi ở các ngân hàng vì lãi suất dưới 0%.

Số liệu được chính phủ Thụy Điển công bố hôm 23/2 cho thấy nước này có thặng dư ngân sách 85 tỷ kroner, tương đương 9,5 nghìn tỷ USD năm 2016. Tuy nhiên, gần một nửa trong số này, tương đương 4,2 nghìn tỷ USD, tới từ tiền thuế trả dư của cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, chính phủ sẽ phải trả 3,5 nghìn tỷ USD tiền lãi bởi mức thuế họ trả thừa trong năm 2016.

Họ làm như trên để thực sự kiếm được tiền. Báo cáo của Văn phòng Nợ quốc gia Thụy Điển cho hay: "Sự phát triển của tình hình tài chính chính phủ Thụy Điển vẫn bị ảnh hưởng bởi số dư trong các tài khoản thuế".

Trong khi lãi suất ngân hàng giảm mạnh, quy định về thuế của Thụy Điển cho phép người dân để dư tiền trong tài khoản nộp thuế và được hưởng mức lãi suất tối thiểu là 0,56%/năm. Chính vì thế, nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng chính tài khoản thuế để cất giữ tiền tạm thời, động thái không chỉ giúp họ bảo toàn giá trị mà còn hưởng thêm lãi.

Chiêu thức này đem lại lợi ích cho những người dân đang cố tiết kiệm nhưng nó khiến chính phủ Thụy Điển tốn số tiền đáng kể để chi cho các khoản thanh toán lãi suất. Việc này cũng làm khó chuyện đóng thuế.

Chính phủ Thụy Điển đang muốn hạn chế hành vi đóng dư thuế, nhưng xem ra là rất khó thực hiện. Marten Bjellerup, trưởng bộ phận dự báo của Văn phòng Quản lý nợ Quốc gia, cho biết: "Chúng tôi không thể làm gì được hơn, đây là hậu quả của chính sách lãi suất hiện nay".

Vấn đề thuế của Thụy Điển chỉ là một trong nhiều ví dụ về tác động của lãi suất âm. Ban đầu, lãi suất âm ra đời là để thúc đẩy sản lượng kinh tế và tăng trưởng lương bổng song dần dà, nó bị chỉ trích rộng rãi. Nhiều người cho rằng áp dụng lãi suất âm là động thái thất bại. Dù vậy, nhiều ngân hàng trung ương vẫn kiên quyết với chính sách này và cho rằng nó có hiệu quả.

Tin mới lên