Học thuật

Thâm hụt ngân sách là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thâm hụt ngân sách (budget deficit) là gì?

Thâm hụt ngân sách là gì?

Thâm hụt ngân sách (budget deficit) là tình hình trong đó tổng chi tiêu vượt quá tổng thu nhập hay nguồn thu ngân sách

Thâm hụt ngân sách là gì?

Thâm hụt ngân sách (budget deficit) là tình hình trong đó tổng chi tiêu vượt quá tổng thu nhập hay nguồn thu ngân sách. Khái niệm này thường được dùng để chỉ tình trạng tổng nguồn thu từ thuế của chính phủ không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ.

Nếu ký hiệu thâm hụt ngân sách của chính phủ là BD, tổng nguồn thu của chính phủ là T và tổng mức chi tiêu của chính phủ là g, chúng ta có thể viết: BD = G - T

Vì mức thu ròng từ thuế (T = Te + Td - TR) của chính phủ phụ thuộc vào thu nhập (T = tY, trong đó t là thuế suất bình quân), còn mức chi tiêu của chính phủ là một đại lượng không phụ thuộc vào thu nhập (Y) của nền kinh tế (G = G *), nên thâm hụt ngân sách có thể biểu thị bằng phương trình: BD = G* - tY

Phương rình này cho thấy thâm hụt ngân sách có thể phát sinh một cách khách quan (khi thu nhập Y của nền kinh tế giảm xuống dưới một mức nào đó), chứ không phải chỉ phụ thuộc vào chính phủ (tức việc chính phủ quyết định mức chi tiêu và thuế suất bình quân). Để có chỉ tiêu thâm đánh giá mức thâm hụt hoàn toàn do yếu tố chủ quan của chính phủ gây ra, người ta dùng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách toàn dụng (với Y = Y*, trong đó Y* là sản lượng toàn dụng)

Thâm hụt ngân sách thực hiện là gì?

Thâm hụt ngân sách thực thiện (actual budget deficit) là mức thâm hụt thực sự ghi nhận được trong một tài khoản nhất định

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thâm hụt ngân sách trong thực tế

Trong trường hợp thâm hụt ngân sách được xác định, chi phí sẽ vượt quá số thu nhập nhận được thông qua các hoạt động tiêu chuẩn. Để điều chỉnh thâm hụt ngân sách, một quốc gia có thể cần cắt giảm một số chi tiêu nhất định, tăng hoạt động tạo doanh thu hoặc sử dụng kết hợp cả hai.

Vào đầu thế kỷ 20, rất ít nước công nghiệp bị thâm hụt tài chính lớn. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; một thời gian khi các chính phủ vay nặng nề và cạn kiệt dự trữ tài chính để tài trợ cho cuộc chiến và sự tăng trưởng của họ. Cho đến những năm 1960 và 1970, các nước công nghiệp mới giảm được mức thâm hụt này, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm.

Tin mới lên