Thị trường

So sánh thị phần, VietJet đang dần đuổi kịp Vietnam Airlines?

(VNF) - Lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam xác nhận cuộc cạnh tranh giữa VietJet và Vietnam Airlines đang vào hồi khốc liệt.

So sánh thị phần, VietJet đang dần đuổi kịp Vietnam Airlines?

Vietjet Air vẫn đang ở "cửa dưới" so với Vietnam Airlines, nhưng đang có sự tăng trưởng nhanh chóng

Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành mới đây, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết hiện nay Vietnam Airlines (VNA) đang ở giai đoạn cuối ký kết cổ phần hóa, do đó, khi hãng hàng không lớn nhất Việt Nam thực hiện xong cổ phần hóa, thì đa phần các doanh nghiệp trong ngành đều là công ty cổ phần.

Hiện Việt Nam có tất 137 máy bay với tuổi đời còn rất trẻ, chưa đến 6 tuổi, và đội bay này được dự báo là vẫn đang tiếp tục tăng mạnh. Thị trường hàng không nội địa đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi VietJet Air có 31 chiếc tàu bay và VNA có 88 chiếc, đều chủ yếu là bay nội địa. Tuy nhiên, trong khi VietJet Air đã chiếm tới 37% thị phần thì thị phần của VNA giảm xuống dưới 50%.

Thị trường hàng không Việt Nam hiện đã có 53 hãng hàng không nước ngoài tham gia cùng 3 hãng khai thác nội địa. Theo đó, có 48 đường bay nội địa và 98 đường bay quốc tế với sự phát triển rất nóng, khi quý I/2016 tăng trưởng trên 20%. Riêng Sân bay Tân Sơn Nhất có tốc độ phát triển mạnh nhất khi chiếm tới 50% thị phần.

Liên quan đến thông tin có thêm hai hãng hàng không mới là VASCO và Vietstar, ông Thanh cho rằng thực chất đây không phải là hai hãng hàng không mới. VASCO là VNA thực hiện cổ phần hóa, còn VASCO vẫn là như vậy.

Đối với hãng hàng không Vietstar, ông Thanh cho biết đây vẫn là nhà khai thác tàu bay và mở rộng sang hãng nội địa, nhưng thị phần rất nhỏ. Do đó, vị này nhận định rằng cho dù hai hãng này phát triển mạnh thời gian tới thì thị phần vẫn rất nhỏ.

Việc phát triển mạnh các đội tàu bay được nhận đinh là tạo sức ép rất là lớn lên hệ thống các sân bay hiện tại. Báo cáo về tình hình tắc nghẽn các chuyến bay trong thời gian qua, ông Thanh cho biết giai đoạn Tết Nguyên đán khi nhu cầu đi lại tăng cao thì việc tắc nghẽn đã được hạn chế. Tuy nhiên, sau giai đoạn Tết đến nay thì tình trạng chậm, hủy chuyến và tắc nghẽn tại các sân bay diễn ra nhiều do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Vẫn theo ông Thanh, hiện nay tại sân bay Tân Sơn Nhất đang chịu sức ép về tăng tải cho đến khi Long Thành vào khai thác, tức là dự kiến đến năm 2025. Cục Hàng không đặt ra định hướng để trình Chính phủ, có thể cố gắng đưa Tân Sơn Nhất lên công suất thiết kế 40 triệu hành khách/năm, khi di dời toàn bộ hoạt động bay quân sự ra khỏi sân bay này.

Tin mới lên