Tài chính quốc tế

Thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên đã tiến xa thế nào?

(VNF) - Một bản đồ chỉ ra kho vũ khí hạt nhân được ông Kim Jong Un xây dựng chỉ trong vài năm qua đã cho thấy sẽ khó khăn như thế nào trong tiến trình “phi hạt nhân hóa”, khi mà số lượng vũ khí mà nước này phát triển và địa điểm thử nghiệm đang ngày một tăng lên.

Thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên đã tiến xa thế nào?

Tổng thống Donald Trump nhà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Quá trình "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên sẽ mất nhiều hơn những gì mà Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un hứa hẹn tại hội nghị thượng đỉnh Singapore hôm thứ Ba.

Cả hai nhà lãnh đạo đều tuyên bố thành công tại hội nghị thượng đỉnh, tuy nhiên, thỏa thuận của họ đã bỏ qua rất nhiều chi tiết quan trọng nhất, bao gồm cả số phận của tên lửa tầm xa gần đây của Bắc Triều Tiên.

Theo một cơ sở dữ liệu được ghi nhận bởi Trung tâm nghiên cứu James Martin Center for Nonproliferation Studies, Bắc Triều Tiên có một kho vũ khí khổng lồ sau hơn ba thập kỷ phát triển.

Số lần thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiền từ năm 1984

Sự phát triển tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên bắt đầu kể từ khi ông của ông Kim Jong Un, Kim Il-sung lần đầu tiên thành lập một địa điểm thử nghiệm tên lửa vào năm 1984.

Thử nghiệm tên lửa bị tạm dừng trong bốn năm sau khi Kim Jong Il kế vị cha mình vào năm 1994, và sau đó lại bắt đầu vào năm 1998. Việc này đã thúc giục chính quyền Tổng thống Clinton tổ chức các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên dẫn đến lệnh cấm thử nghiệm tên lửa. Từ năm 2006, Bắc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa với 15 lần phóng khác trong ba năm tiếp đó.

Thử nghiệm bắt đầu trở lại vào năm 2011 sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền. Thử nghiệm tên lửa trở thành một việc quá thường xuyên và còn được thử nghiệm nhiều hơn ở một số địa điểm mới. Kể từ năm 2011, ông Kim Jong Un đã thử phóng hơn 90 tên lửa và tiến hành bốn thử nghiệm vũ khí hạt nhân, theo cơ sở dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu James Martin Center for Nonproliferation Studies.  Vụ thử nghiệm mới nhất đã kết thúc với việc phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mà nhiều nhà phân tích vũ khí tin rằng có thể tiếp cận bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ.

Các địa điểm thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton được cho là sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán chi tiết về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ về địa điểm và chương trình đàm phán.

Quá trình đó có thể mất nhiều năm, một số chuyên gia giải trừ vũ khí nhận định.

"Tôi nghĩ rằng một thỏa thuận là có thể nhưng cũng phải mất một thời gian dài trước khi chúng ta thấy CHDCND Triều Tiên loại bỏ hoàn toàn vũ hạt nhân và tên lửa đạn đạo", Frank N. von Hippel, nhà vật lý và giáo sư Chương trình Khoa học và An ninh Toàn cầu của Đại học Princeton cho biết.

Tháng trước, Bắc Triều Tiên đã mời các phương tiện truyền thông quốc tế tới chứng kiến ​​sự phá hủy các đường hầm dẫn đến một nơi mà nước này thực hiện các thử nghiệm hạt nhân. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã cảnh báo rằng vẫn chưa có gì chắc chắn về việc các đia điểm đó đã bị phá hủy vĩnh viễn.

"Hai bên vẫn cần phải đồng ý về các nguyên tắc giải trừ vũ khí, thời gian biểu để thực hiện, và các biện pháp xác minh nghiêm ngặt. Những gì khó khăn nhất vẫn còn ở phía trước", YJ Fischer, cựu nhân viên ngoại giao thời Tổng thống Obama, người đã tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân của Mỹ với Iran nói với CNBC.

Tin mới lên