Thị trường

Việt Nam và Cộng Hòa Pháp ký kết 5 thỏa thuận hợp tác

(VNF) - Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 10 tại CầnThơ với chủ đề "Hướng tới đối tác kinh tế hiệu quả và bền vững" đã bế mạc vào ngày 16/9.

Việt Nam và Cộng Hòa Pháp ký kết 5 thỏa thuận hợp tác

Tại phiên bế mạc, đã có 5 thỏa thuận đã được ký kết  ghi nhớ hợp tác giữa 12 các địa phương và tổ chức của hai nước .

Các thỏa thuận được ký kết, trước khi tuyên bố bế mạc gồm có: thành phố Cần Thơ và thành phố La Seyne-sur-Mer; tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Nîmes lần lượt ký bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác; thành phố Hải Phòng và thành phố Brest ký kết dự án lắp đặt thiết bị thu hút cá tại đảo Cát Bà; tỉnh Yên Bái và tỉnh Val-de-Marne ký kết dự án hỗ trợ quy hoạch xử lý nước thải tại thành phố Yên Bái tầm nhìn đến năm 2030; Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng trường Đại học Cần Thơ ký thỏa thuận thành lập không gian Pháp tại trường này.

Ngoài 5 thỏa thuận trên, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 10 cũng đã diễn ra 14 cuộc gặp gỡ song phương giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, do bối cảnh thời gian qua giữa hai nước có sự khác nhau, Cộng hào Pháp tập trung vào châu Âu và các nước châu Phi, trong khi đó Việt Nam lại đẩy mạnh đa phương hóa, cố gắng giữ quan hệ truyền thống nên sự hợp tác giữa hai nước còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, từ năm 2014, Việt Nam đã nâng tầm quan hệ với Cộng hòa Pháp thành đối tác chiến lược và từ đó sự hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp, chắc chắn sẽ nâng cao mối quan hệ thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và chuyển giao công nghệ.

Trước đó, các địa phương Việt Nam đã giới thiệu và mời gọi các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào 57 dự án với tổng số vốn trên 7,1 tỷ USD tại cuộc tọa đàm "Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Việt - Pháp" với chủ đề "Hợp tác phát triển nông nghiệp và du lịch bền vững".

Tọa đàm thu hút sự tham gia của 34 tỉnh, thành và 50 doanh nghiệp Việt Nam cùng đại diện của 4 thành phố của  Pháp gồm: Thành phố Brest, Choisy-le-roi, Rennes, cộng đồng đô thị Le Grand Perigueux và 20 doanh nghiệp của Pháp.

Tại cuộc tọa đàm này 28 tỉnh, thành của Việt Nam cũng đã giới thiệu và mời gọi các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào 57 dự án trên các lĩnh vực như: y tế, môi trường, nông nghiệp, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển, logistics… với tổng số vốn trên 7,1 tỷ USD.

Trong số này, tỉnh Long An mời gọi đầu tư vào dự án "Xây dựng trung tâm kho vận lương thực tại vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An", với tổng vốn đầu tư 18,3 triệu USD; Cà Mau kêu gọi đầu tư "Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai", với tổng vốn 3,5 tỷ USD; Khánh Hòa với dự án "hạ tầng Khu công nghiệp Cam Ranh" với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD. Tỉnh An Giang cũng giới thiệu mời gọi đầu tư 2 dự án, "Xây dựng Bệnh viện tim mạch chuyên khoa hạng I cấp vùng" và dự án "Chống ngập và nâng cấp đô thị thành phố Châu Đốc thích ứng biến đổi khí hậu"; tỉnh Bình Định mời gọi đầu tư vào dự án "Nhà máy cá ngừ đóng hộp". Thành phố Cần Thơ  giới thiệu 2 dự án đầu tư với doanh nghiệp Pháp như, dự án "Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao" với tổng vốn đầu tư 26 triệu USD; dự án "Khu du lịch Cồn Sơn" tổng vốn đầu tư 100 triệu USD…

Theo Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, tính đến hết tháng 9/2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Pháp vào Việt Nam là 469 dự án, với tổng vốn đăng ký 3,43 tỷ USD, xếp thứ 16/116 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, tính đến tháng 9/2016, Pháp đầu tư vào vùng 22 dự án, tổng vốn đăng ký gần 115 triệu USD; trong đó, thành phố Cần Thơ có 6 dự án với tổng vốn đầu tư 6,3 triệu USD.

Tin mới lên