Ngân hàng

4 ngân hàng liên quan 'thiên đường thuế' đang hoạt động tại Việt Nam

(VNF) - Theo nghiên cứu của Oxfam, năm 2015, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu khai báo 26% tổng lợi nhuận của họ, tương đương với khoảng 25 tỷ Euro tại các "thiên đường thuế".

4 ngân hàng liên quan 'thiên đường thuế' đang hoạt động tại Việt Nam

HSBC, Standard Chartered, Deutche Bank, Standard Chartered và Group BPCE là 4 ngân hàng châu Âu có hoạt động tại Việt Nam nằm trong danh sách 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu có hoạt động chuyển giá.

Trong số 20 ngân hàng có 4 ngân hàng đang có hoạt động tại Việt Nam là HSBC, Standard Chartered, Deutche Bank, Standard Chartered và Group BPCE.

Theo báo cáo "Công bằng thuế: Nhìn từ hoạt động của các tập đoàn, ngân hàng đa quốc gia" mới được công bố của Oxfam, các tập đoàn đa quốc gia lớn đang dùng quyền lực chính trị và khả năng tài chính của mình để tránh thuế. Dựa trên số liệu Báo cáo công bố hàng năm 10-K của Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Mỹ, từ năm 2009 đến 2015, 50 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ (bao gồm những thương hiệu toàn cầu như Pfizer, Goldman Sachs, GE, Chevron, Walmart, and Apple) đã dành 2,5 tỷ USD cho vận động hành lang – gần 50 triệu USD cho mỗi thành viên của Quốc hội.

Oxfam ước tính với mỗi 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về thuế thì họ giảm mức đóng thuế xuống 1.200 USD. Hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn gần 10% so mới mức thuế quy định trong luật.

Bức tranh này rất tương đồng tại châu Âu. Năm 2015, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu khai báo 26% tổng lợi nhuận, tương đương với khoảng 25 tỷ Euro tại các "thiên đường thuế", trong đó Ireland và Luxembourg là 2 "thiên đường thuế" được ưa chuộng nhất.

Trong số 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu này, có 4 ngân hàng hiện đang có hoạt động tại Việt Nam là HSBC, Standard Chartered, Deutche Bank và Group BPCE.

 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu khai báo 26% tổng lợi nhuận, tương đương với khoảng 25 tỷ Euro tại các "thiên đường thuế"

Theo ông Francis Weygiz, Cố vấn cao cấp về Thuế của Tổ chức Oxfam, khó có thể phân tích được lợi nhuận của các ngân hàng này, tuy nhiên, có thể thấy nếu ngân hàng nào có hoạt động ít nhưng lợi nhuận cao thì đây có thể là một dấu hiệu của việc chuyển lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là ngân hàng này đang chuyển lợi nhuận sang quốc gia khác có mức thuế thấp hơn. 

Theo Oxfam, tỷ lệ tổng lợi nhuận trên của 20 ngân hàng của châu Âu tại các "thiên đường thuế" không tương ứng với các hoạt động kinh tế thực tế diễn ra tại vùng lãnh thổ này.

Ví dụ như Ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã lãi 134 triệu Euro tại quần đảo Cayman, nơi áp dụng mức thuế suất 0%, dù không có nhân viên nào tại đây. Khi có nhân viên tại những quốc gia được liệt kê vào danh sách "thiên đường thuế", thì mỗi một nhân viên tại nước này đang tạo ra lợi nhuận gấp 4 lần một nhân viên trung bình ở các nước còn lại.

Một ví dụ khác là Ngân hàng Deutsche Bank của Đức khai báo mức lợi nhuận thấp hoặc lỗ tại các thị trường trọng điểm trong năm 2015, trong khi khai báo gần 2 tỷ Euro lợi nhuận tại các "thiên đường thuế".

Trung bình mỗi nhân viên Ngân hàng Intesa Sanpaolo tạo ra lợi nhuận là 1,4 triệu Euro tại Luxembourg (35 tỷ đồng). Nhân viên Ngân hàng BBVA tạo lợi nhuận lên tới 6,8 triệu Euro/người (171 tỷ đồng) tại Ireland.

Oxfam cũng đưa ra con số so sánh lợi nhuận ngân hàng ở một số quốc gia. Ở Pháp, lợi nhuận của các ngân hàng là 22 tỷ Euro, được đánh giá là con số lớn nhưng nếu so sánh con số tổng nhân viên thì tỷ suất lợi nhuận trung bình tại Pháp lại không cao, chỉ 26%. Trong khi đó ở Ireland, tổng lợi nhuận chỉ 6 tỷ Euro nhưng tỷ suất lợi nhuận trung bình là 75%.

Còn ở Việt Nam, con số này theo báo cáo của toàn ngành ngân hàng của Việt Nam năm 2015 là 84 tỷ Euro. Theo Oxfam, mức lợi nhuận này là tương đối thấp và tỷ suất lợi nhuận trung bình ở mức rất bình thường 37%.

Riêng đối với Ngân hàng HSBC, doanh thu toàn cầu năm 2015 là 55 tỷ USD, tỷ suất lợi nhuận 32% và thuế suất thực tế là 18%. Tại Việt Nam, trung bình giai đoạn 2014-2015, doanh thu của HSBC đạt 132 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận 34% và thuế thực tế là 22%. 

Với các con số nêu trên, Oxfam đánh giá, hoạt động kinh doanh của HSBC tại Việt Nam là "có dấu hiệu minh bạch".

Tin mới lên