Tài chính quốc tế

5 sự kiện chi phối thị trường chứng khoán thế giới tuần này

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới trở nên khó lường trước tình hình lây lan trở lại của Covid-19. Bên cạnh đó, một số thông tin đáng chú ý khác cũng có thể chi phối thị trường tuần này.

5 sự kiện chi phối thị trường chứng khoán thế giới tuần này

5 sự kiện chi phối thị trường chứng khoán thế giới tuần này

Tình hình dịch Covid-19 lây lan ở Mỹ

Các bang Florida và Arizona ở Mỹ đang có mức cao kỷ lục các trường hợp nhiễm virus mới vào thứ Bảy (27/6) và số ca nhiễm được xác định ở Mỹ đã tăng lên hơn 2,5 triệu người, chiếm 1/4 tổng ca nhiễm trên toàn thế giới, theo Reuters.

Các bang có tình hình lây nhiễm mạnh nhất chủ yếu ở các bang miền Nam và miền Tây vốn là những bang đầu tiên dỡ bỏ phong toả.

Sự hồi sinh trong các trường hợp lây nhiễm mới đang ngăn cản hoạt động kinh tế phục hồi hoàn toàn và khiến các nhà đầu tư cân nhắc kỳ vọng về sự kích thích hơn nữa trong những tuần tới.

Một trong các gói viện trợ tài chính của Quốc hội Mỹ khi bổ sung 600 tỷ USD mỗi tuần cho các khoản thanh toán bảo hiểm thất nghiệp cho người dân sẽ hết hạn vào cuối tháng 7.

“Quan điểm của chúng tôi đối với nền kinh tế có lẽ sẽ phải thay đổi nếu không còn các gói kích thích kinh tế thêm nữa”, theo Michael Wilson, chiến lược gia trưởng của Morgan Stanley.

Dữ liệu thất nghiệp, PMI được công bố

Các nhà kinh tế dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng hêm 3 triệu việc làm vào tháng 6 sau cú sốc tăng mạnh 2,5 triệu việc làm trong tháng 5. Nhưng con số hồi phục này vẫn khá nhạt nhoà so với khoảng 22 triệu việc làm bị mất trong tháng 3 và tháng 4.

Chỉ số sản xuất PMI sẽ được công bố vào ngày thứ Tư (1/7) và dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại. Nhưng ngay cả khi chỉ số này trên 50 thì mức độ hoạt động vẫn giảm mạnh so với lúc đầu năm.

Số liệu niềm tin của người tiêu dùng sẽ được công bố vào thứ Ba (30/6) và báo cáo hàng tuần về các đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ được công bố vào thứ Năm (2/7) cùng lúc với dữ liệu việc làm phi nông nghiệp.

Phát biểu của Chủ tịch Fed

Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dự kiến sẽ điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ vào hôm thứ Ba (30/6) về các gói kích thích kinh tế được tung ra để đối phó với virus.

Fed cũng sẽ công bố biên bản cuộc họp ấn định lãi suất vào hôm thứ Tư (1/6).

Căng thẳng địa chính trị

Thị trường tuần tới có thể chứng kiến căng thẳng bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc khi luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông có hiệu lực.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm thứ Sáu (26/6) rằng, Washington đang áp đặt các hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc hạn chế các quyền tự do ở Hồng Kông.

Tháng trước, Tổng thống Donald Trump đã đáp trả các kế hoạch của Trung Quốc và nói rằng ông đang bắt đầu xem xét quá trình loại bỏ quyết định đối xử kinh tế đặc biệt đối với Hồng Kông vốn là một trung tâm tài chính toàn cầu kể từ khi Anh chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1997.

Phát ngôn của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE)

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao sự xuất hiện của Thống đốc BoE Andrew Bailey và Nhà kinh tế trưởng Andrew Haldane trong tuần này để xem có sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu nào trong sự thay đổi chính sách tiền tệ sau khi có quyết định bất ngờ nhằm giảm bớt chương trình kích thích mua trái phiếu.

BoE đã tuyên bố mua thêm 100 tỷ bảng trái phiếu nhưng lại gây bất ngờ cho thị trường tài chính khi cho biết rằng họ sẽ dời đến cuối năm nay.

Quyết định của BoE làm chậm tiến độ của chương trình mua trái phiếu khổng lồ và theo đó lời nhận xét từ Thống đốc ngân hàng Anh cho rằng ông muốn thắt chặt bảng cân đối kế toán trở lại trước khi tăng lãi suất. Đây là sự thay đổi so với thời thống đốc Mark Carney trước đó nhưng tình hình này sẽ chưa xảy ra cho tới khi lãi suất đạt mức 2%.

Xem thêm: Rộng cửa cho cổ đông lớn nhanh chóng bước chân vào HĐQT công ty đại chúng

Tin mới lên