Công nghệ

53 tuổi khởi nghiệp, người đàn ông Nhật kiếm hàng triệu USD

Sau thời gian dài làm thuê ở các công ty may nhưng không được trọng dụng, ông Yoshio Sadasue quyết tâm khởi nghiệp từ một tiệm may nhỏ 16m2.

53 tuổi khởi nghiệp, người đàn ông Nhật kiếm hàng triệu USD

Ông Yoshio Sadasue khởi nghiệp ở tuổi 53.

Yoshio Sadasue có một sự nghiệp khá ảm đạm. Ông từng làm việc ở nhiều công ty may, trong đó có 5 công ty bị phá sản.

Năm 33 tuổi, ông đảm nhiệm vị trí quản lý kho của một công ty may có tiếng. Trong giai đoạn công ty phát triển hưng thịnh, nhờ vào sự nhạy bén, ông phát hiện một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tình hình phát triển lâu dài. Khi đó mặc dù doanh thu hàng năm đạt gấp 3 lần so với dự kiến nhưng bộ phận sản xuất không tuân theo dự toán của tổng bộ. Họ theo đuổi thành tích bán ra nên không ngừng gia tăng sản lượng.

Ông Yoshio Sadasue lo ngại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, vốn xoay vòng sẽ thâm hụt nên đã phản ánh lên ban giám đốc. Tuy nhiên, ý kiến của ông không được xem xét, ngược lại còn bị quở trách.

Thời gian ngắn sau, đúng như dự đoán, khi nền kinh tế Nhật bắt đầu suy thoái, công ty may gặp vấn đề lớn là hàng tồn đọng không có đầu ra, vốn luân chuyển bị cắt giảm, công ty phá sản.

Sau đó, ông tiếp tục làm việc ở nhiều công ty may nhưng đều không được trọng dụng. Năm 35 tuổi, ông vẫn trắng tay và cảm thấy thất vọng về sự nghiệp của bản thân.

Năm 1991, khi bước sang tuổi 53, ông Yoshio Sadasue đưa vợ đến thành phố Kamakura và thuê một tiệm nhỏ 16m2. Do hoàn cảnh khó khăn, vốn khởi điểm chỉ có 7.000 USD, không đủ tiền thuê nhân công nên trong tiệm chỉ có hai người làm, mỗi ngày buộc phải bán ra 3 bộ quần áo mới đủ duy trì kế sinh nhai.

Tình hình buôn bán không khả quan, ông đặt câu hỏi: "Khách hàng cần nhất loại y phục như thế nào?". Vậy là ý tưởng bán áo sơ mi xuất hiện. Theo nhiều thống kê tại Nhật, nếu một người đàn ông có 5 chiếc áo sơ mi trong tủ thì 3 chiếc là đồ đặt may. Những chiếc áo sơ mi giá khoảng 80 USD thường trong tình trạng cháy hàng.

Lúc này, khó khăn của ông là cửa hàng nằm nơi hẻo lánh, danh tiếng chưa có. Vì thế, dù những chiếc áo sơ mi có chất lượng tốt, đơn đặt hàng vẫn rất ít.

Người vợ vì muốn giúp chồng quảng bá thương hiệu nên đã viết bài đăng trên nhiều tạp chí. Thương hiệu áo sơ mi Kamakura Shirts dần được mọi người chú ý và danh tiếng tiệm may không ngừng lan truyền.

Yoshio Sadasue đứng ở phương diện khách hàng để bán sản phẩm, ông không thuê quảng cáo, không tuyên truyền nhiều nên giảm chi phí giá thành của sản phẩm. Tiêu chí của ông là đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Yoshio Sadasue luôn đứng ở phương diện khách hàng để bán sản phẩm.

Hiện ông Yoshio Sadasue đã mở rộng thêm chi nhánh phân phối đặt tại Mỹ và Đài Loan. Áo sơ mi thương hiệu Kamakura Shirts sản xuất theo tiêu chuẩn khép kín, không đặt gia công ở nước ngoài mà sản xuất tại Nhật. Tất cả đều do thợ thủ công may nên số lượng xuất có hạn và lô hàng nào cũng được tiêu thụ nhanh chóng.

Liên quan đến chuỗi cung ứng vật liệu, ông không ép giá vì không muốn nhà cung cấp chịu thiệt thòi. Ông cho rằng, chỉ khi nhà cung cấp có tiền, họ mới có thể đưa ra chất liệu tốt nhất. Khi có chất liệu tốt và gia công đảm bảo, người tiêu dùng mới có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao.

Trong suốt 20 năm qua, áo sơ mi thương hiệu Kamakura Shirts đã có mặt tại 26 chi nhánh tại trung tâm Tokyo. Số lượng bán áo sơ mi trên mỗi phút lên đến con số hàng trăm và doanh thu hàng năm đạt hàng triệu USD.

Tin mới lên