Học thuật

Arthur Cecil Pigou là ai?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Arthur Cecil Pigou (1877-1959) là ai?

Arthur Cecil Pigou là ai?

Arthur Cecil Pigou (1877-1959) là nhà kinh tế người Anh, người đã phát triển lý thuyết về kinh tế phúc lợi trong cuốn Kinh tế phúc lợi (1919), Pigou sẵn sàng coi giá thị trường là chỉ tiêu phản ánh ích lợi tương đối của các hàng hóa khác nhau, nhưng ông cũng cho rằng sự phân kỳ giữa lợi tức các nhân và lợi tức xã hội có thể cần tới biện pháp đánh thuế và trợ cấp để đạt được sự phân bổ nguồn lực tối ưu.

Arthur Cecil Pigou là ai?

Arthur Cecil Pigou (1877-1959) là nhà kinh tế người Anh, người đã phát triển lý thuyết về kinh tế phúc lợi trong cuốn Kinh tế phúc lợi (1919), Pigou sẵn sàng coi giá thị trường là chỉ tiêu phản ánh ích lợi tương đối của các hàng hóa khác nhau, nhưng ông cũng cho rằng sự phân kỳ giữa lợi tức các nhân và lợi tức xã hội có thể cần tới biện pháp đánh thuế và trợ cấp để đạt được sự phân bổ nguồn lực tối ưu. Sự phân biệt giữa sản phẩm các nhân cận biên ròng và sản phẩm xã hội cận biên ròng biện minh cho sự can thiệp của chính phủ để làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực. Pigou nghĩ rằng sự so sánh giữa các nhân cần được thực hiện trong quá trình hoạch định chính sách và chỉ ra tình huống phái phân phối thu nhập công bằng hơn trên cơ sở ích lợi cần biên giảm dần của thu nhập.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nhà kinh tế học người Anh đã kế tục Marshall ở vị trí chủ nhiệm khoa kinh tế chính trị học của trường đại học Cambridge năm 1908. Pigou mở rộng công việc của Marshall, đặc biệt là sự phân tích các nghành mà chi phí gia tăng và giảm sút. Sự phân biệt giữa chi phí cá nhân và xã hội và liệu pháp sửa chữa bằng cách đánh thuế do ông đề xuất đã tạo nên cơ sở cho thuyết các ngoại ứng, và phương pháp của ông nhằm loại trừ chứng đã được biết đến với tên gọi là thuế Pigou. Công trình của ông về thuyết tiền tệ và về thu nhập quốc dân chủ yếu là một lý thuyết Cổ điển về việc làm và thu nhập. Do đó, Pigou đã phải chịu sức mạnh của cuộc tiến công của Keynes đối với hệ thống này.

Tuy nhiên, Pigou đã đưa ra một cơ chế để đạt được việc làm đầy đủ thậm chí cả trong hệ thống của Keynes. Điều này được biết đến với cái tên là hiệu ứng Pigou. Trong điều kiện không có đủ việc làm, giá cả giảm sẽ làm tăng thêm giá trị của số dư tiền đã giữ. Điều này tạo ra sự gia tăng về cầu đối với hàng hoá và do đó đã tạo ra một sự gia tăng về việc làm. Ý nghĩa của cơ chế này này thậm chí đến nay vẫn còn tranh cãi.

Tin mới lên