Học thuật

Bán phá giá là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu bán phá giá (dumping) là gì?

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là việc bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất, thường là ở thị trường nước ngoài.

Bán phá giá (dumping) hay còn gọi là hình thức bán biện pháp, thủ đoạn. 

Bán phá giá là việc bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất, thường là ở thị trường nước ngoài.

Biện pháp bán phá giá có thể được vận dụng với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra được bán đổ bán tháo ở nước ngoài, hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường xuất khẩu hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.

Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị vững chắc trên thị trường, họ thường tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận. Cho dù được vận dụng với mục đích nào, biện pháp bán phá giá vẫn bị coi là hình thức buôn bán không công bằng và bị các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan cấm áp dụng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Điều 2, Hiệp định Thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - gatt (1994) (Hiệp định ADP) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về một sản phẩm bán phá giá.

Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó.

Bên cạnh đó, nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng trong nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường thì sản phảm đó cũng bị coi là bán phá giá.

Trong trường hợp không thể so sánh với các sản phẩm khác do các nguyên nhân như không có sản phẩm tương tự, không thể có sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt thị trường hoặc số lượng sản phẩm đó được tiêu dùng trong nước quá nhỏ thì biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.

Tin mới lên