Hồ sơ VNF

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2022 của World Bank

(VNF) - Theo báo cáo, các chỉ số di chuyển chính đều tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên Đán nhờ tỷ lệ bao phủ vắc-xin đã vượt mốc 73% dân số.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2022 của World Bank

Thương mại hàng hóa thặng dư 1,4 tỷ USD mặc dù xuất khẩu tăng trưởng chậm lại.

World Bank cho biết trong tháng 1, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tuy với tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các ngành, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng dương (so cùng kỳ năm 2021) lần đầu tiên kể từ đợt bùng phát dịch COVID-19 bắt đầu từ cuối tháng 4/2021.

Cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư mặc dù xuất khẩu giảm tốc, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và giải ngân có một khởi đầu vững chắc trong năm 2022.

Đáng chú ý, giá năng lượng tăng tiếp tục là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát CPI trong khi giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định giúp cho lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Trong khi đó, tín dụng trong tháng 1 tăng trưởng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng trước Tết của các doanh nghiệp và hộ gia đình, khiến cho lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng tăng mạnh.

Ngoài ra, trong tháng 1/2022, Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023. Trong đó các biện pháp tài khóa trong phạm vi ngân sách có tổng quy mô tương đương khoảng 4,5% GDP đánh giá lại.

Các hỗ trợ chính của Chương trình bao gồm tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và bổ sung thêm vốn đầu tư công, trong khi hỗ trợ trực tiếp bằng tiền còn hạn chế.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2022 tại đây.

Tin mới lên