Hồ sơ VNF

Báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP

(VNF) - Sau phiên họp thứ 43, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã báo cáo bổ sung Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP.

Báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP

Về quy mô đầu tư dự án PPP, sau phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách đề xuất 2 phương án.

Báo cáo cho biết, đối với lĩnh vực đầu tư dự án PPP, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

Để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung, chỉ rõ 5 nhóm lĩnh vực thể hiện tại khoản 1 Điều 5 với các lý do lựa chọn các lĩnh vực này như trong bản đầy đủ của dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật.

Đồng thời, dự thảo Luật nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong triển khai trên thực tế, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 để xử lý tình huống phát sinh dự án ngoài lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5 nhưng cần thiết, đáp ứng 4 điều kiện và có khả năng thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho biết có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi với một số lĩnh vực khác, đồng thời đề nghị không quy định khoản 2 Điều 5.

Về quy mô đầu tư dự án PPP, sau phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách đề xuất 2 phương án.

Cụ thể, theo phương án, Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng. Quy định này thống nhất với định hướng thu hẹp lĩnh vực đầu tư dự án PPP, xác định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP nhằm bảo đảm có sự tập trung đầu tư lớn vào các dự án PPP quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân.

Đối với các dự án đầu tư tại vùng sâu, vùng xa chủ yếu thực hiện thông qua đầu tư công vì nếu đầu tư qua phương thức PPP sẽ không bảo đảm nguồn thu để duy trì việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cũng như khó thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư cùng Nhà nước.

Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với từng lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế... hoặc theo địa bàn như đô thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Quy định này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn khó khăn, có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội và giúp nhiều đối tượng được thụ hưởng trong khi nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp, không đáp ứng nhu cầu.

Theo báo cáo tổng hợp ý kiến các ĐBQH chuyên trách, có 9 ý kiến nhất trí phương án 1, 7 ý kiến nhất trí phương án 2.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP tại đây.

Tin mới lên