Hồ sơ VNF

Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung

(VNF) - Vùng miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận được gắn kết bởi 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chiều dài bờ biển lên tới 1.900 km, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển.

Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung

Cảng Đà Nẵng.

Biển miền Trung là cửa ngõ mặt tiền ra Biển Đông của Việt Nam, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, có tiềm năng rất lớn về phát triển công nghiệp nặng, dầu khí, vận tải biển, logistic, dịch vụ, du lịch biển, đảo, phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Bên cạnh đó, miền Trung còn là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, là cầu nối, quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên trong hội nhập, thông qua việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

Cùng với thành tựu chung của cả nước, vùng Miền Trung đã thu được nhiều kết quả quan trọng sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2018 và quý II năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đã có những bước phát triển đáng kể.

Cụ thể, kinh tế khởi sắc, phát triển khá đồng đều trong cả 14 tỉnh của vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán các năm trong giai đoạn 2016-2018 và phát triển kinh tế biển được quan tâm, chú trọng...

Tuy nhiên, Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Vùng miền Trung đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức cần được nghiên cứu, thảo luận thấu đáo đề ra phương hướng giải quyết, nếu không sẽ trở thành những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển của Vùng trong thời gian tới.

Bạn đọc quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung tại đây.

Tin mới lên