Hồ sơ VNF

Báo cáo về sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông đường sắt

(VNF) - Giao thông vận tải đường sắt là loại hình vận tải đường dài, khối lượng lớn, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường kết nối giữa các vùng miền và là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Báo cáo về sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay dự án chưa được đưa vào khai thác.

Mạng lưới đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng. Trong đó, đường sắt quốc gia có 19 tuyến đi qua địa bàn 34 tỉnh/thành phố, với tổng chiều dài là 3.143km và có 277 ga.

Thời gian qua, một số dự án đầu tư cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt được hoàn thành đưa vào sử dụng đã từng bước nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng; tốc độ chạy tàu và an toàn đường sắt được cải thiện.

Tuy nhiên, do xây dựng từ lâu, khổ đường đơn với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, hạ tầng tuyến chưa đồng bộ nên hạn chế tốc độ chạy tàu, năng lực thông qua thấp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Về đường sắt chuyên dùng, đây là đường sắt do các tổ chức đầu tư, quản lý, khai thác với tổng chiều dài khoảng 258 km phục vụ nhu cầu vận tải riêng của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, Công ty Apatit Việt Nam sử dụng 69,5km, Công ty Gang thép Thái Nguyên sử dụng 15,8km và Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam sử dụng 173km.

Trong khi đó, đối với đường sắt đô thị, hiện nay, đang có 2 tuyến được đầu tư xây dựng tại Hà Nội và 2 tuyến tại TP. HCM. Trong đó, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay dự án chưa được đưa vào khai thác.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo về việc thực hiện chính sách phát triển và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt tại đây.

Tin mới lên