M&A

Bloomberg: Lĩnh vực tiêu dùng hứa hẹn kỷ lục M&A mới của Việt Nam

(VNF) - Các thương vụ mua bán và sáp nhập của Việt Nam được dự báo sẽ lập kỷ lục mới một lần nữa trong năm 2016, với số lượng người nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong lĩnh vực tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, theo một bài viết trên trang Bloomberg.

Bloomberg: Lĩnh vực tiêu dùng hứa hẹn kỷ lục M&A mới của Việt Nam

Các thương vụ mua lại được công bố của các doanh nghiệp Việt đã tăng 40% trong năm 2015, đạt mức 4,3 tỷ USD, đánh bại kỷ lục trước đó của của năm 2012 tại 4,2 tỷ USD, dữ liệu từ Viện nghiên cứu hợp nhất, mua lại và liên kết (IMAA) trụ sở tại Viên (Áo) cho biết.

Các thương vụ mua bán có thể tăng cao hơn nữa trong năm 2016 sau khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và các luật đầu tư mới được Chính phủ thông qua, theo hãng luật Baker & McKenzie và Duane Morris LLP.

Với mức tăng trưởng kinh kế được dự báo sẽ tăng 6,7% trong năm 2016, tốc độ nhanh nhất trong vòng chín năm, và một thị trường tiêu dùng với 60% người tiêu dùng dưới độ tuổi 35 là những điểm hấp dẫn các nhà đầu tư và người mua từ nước ngoài. Vừa qua, Boon Rawd Brewery, nhà sản xuất bia lâu đời nhất của Thái Lan, đã đồng ý đầu tư 1,1 tỷ USD vào Tập đoàn Masan.

ANA Holdings, công ty mẹ của hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản ANA mới đây đã đồng ý mua 8,8% cổ phần tương đương 108 tỷ USD của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

"Cơ hội ngày càng mở rộng hơn cho những đối tượng quan tâm đến M&A tại Việt Nam. Với đà tăng trưởng hiện nay, M&A Việt Nam có thể còn lớn hơn trong năm nay", Giám đốc Fred Burke của hãng luật hàng đầu thế giới Baker & McKenzie tại Việt Nam, đơn vị tư vấn thương vụ đầu tư vào Masan của hãng bia Boon Rawd nhận định.

Những cải cách Luật Đầu tư trong vài tháng qua của các cơ quan lập pháp đã góp phần giúp quá trình mua lại của các doanh nghiệp trở nên nhanh hơn và minh bạch hơn. Luật Đầu tư sửa đổi, ban hành trong tháng 7/2015, quy định cắt giảm thời gian cấp giấy phép đầu tư từ 45 ngày xuống còn 15 ngày.

Tháng 18/12, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành quy định các ngành, lĩnh vực công nghiệp nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam trong đó bao gồm cả tiêu dùng, bất động sản, vận tải, xây dựng và sản xuất. Nghị định ban hành hồi tháng 6/2015 cho phép nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên có thể sở hữu cổ phần đa số trong một số công ty niêm yết trên thị trường bao gồm cả các công ty môi giới chứng khoán.

"Chừng nào Chính phủ vẫn đi đúng định hướng chính sách, dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là trong năm 2016 và 2017", ông Ralf Matthaes, Giám đốc quản lý của hãng tư vấn Infocus Mekong Research tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong một e-mail.

Theo Bloomberg, đà tăng các thương vụ M&A trong lĩnh vực tiêu dùng một phần đến từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng trưởng mạnh ở Việt Nam, một bộ phận dân cư mà chi tiêu tiêu dùng được dự báo sẽ tăng 47% đến năm 2019 lên mức 184,9 tỷ USD, theo dữ liệu từ Euromonitor International.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều rào cản trong thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục về thuế và hải quản được xem là sự "tra tấn" đối với doanh nghiệp cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay cần phải được cải thiện, ông Oliver Massmann - Tổng Giám đốc Công ty luật Duane Morris Vietnam LLC nhận định. Ngoài ra, đà suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể khiến các nhà đầu tư để kéo vốn ra khỏi thị trường mới nổi như Việt Nam, ông Chris Freund, Giám đốc điều hành Mekong Capital trụ sở tại TP. HCM cho biết.

Tin mới lên