Xe

Cấm xe pickup di chuyển trong nội đô, doanh số xe bán tải tháng 7 có gì biến động?

(VNF) - Mặc dù quy định mới ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý mua xe của khách hàng nhưng doanh số toàn thị trường của dòng xe bán tải vẫn ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ.

Cấm xe pickup di chuyển trong nội đô, doanh số xe bán tải tháng 7 có gì biến động?

Cấm xe pickup di chuyển trong nội đô, doanh số xe bán tải tháng 7 có gì biến động?

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định rõ các xe bán tải (pickup), xe tải Van có khối lượng hàng chuyên chở dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg trong tổ chức giao thông được xem là xe con.

Trong khi đó, các xe pickup, xe tải Van có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên sẽ bị coi là xe tải. Điều này rất khác so với quy chuẩn trước đây, khi các loại xe bán tải, xe Van có khối lượng hàng chuyên chở dưới 1.500 kg vẫn được coi là xe con. 

Như vậy, những chiếc xe tải hạng nhỏ, xe bán tải, xe Van có khối lượng chuyên chở trên 950kg sẽ bị coi là sẽ tải và bị hạn chế đi lại, lưu thông tại các khu vực đông dân cư hoặc nội đô của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM.

Trước những thay đổi trên, không ít người có ý định mua xe bán tải đang cân nhắc bởi nhiều dòng tải trọng lớn không còn quyền ưu tiên khi lưu thông trên đường.

Một chuyên gia trong ngành nhận định, hơn một năm trở lại đây, dòng xe bán tải không được nhiều người tiêu dùng trong nước chú trọng như trước, nay cộng thêm điều khoản mới này ắt hẳn sẽ tác động rất lớn đến doanh số trong các tháng cuối năm.

Ford Ranger tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất ở phân khúc xe bán tải tháng 7

Theo báo cáo doanh số bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 7/2020, phân khúc xe bán tải đã đạt doanh số 1.444 chiếc. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số đã giảm 751 chiếc (doanh số tháng 7/2019 là 2.195 chiếc).

Tuy nhiên, nếu so sánh doanh số xe bán tải giữa tháng 6 và tháng 7 có thể thấy không có nhiều cách biệt là bao. Trong tháng 7, Ford Ranger vẫn là mẫu xe chủ lực đóng góp vào doanh số chung của toàn phân khúc với 1.028 xe. So với tháng trước đó, doanh số của Ranger đã tăng 120 chiếc (tháng 6 đạt 908 chiếc).

Trong khi đó, các mẫu bán tải còn lại trong phân khúc như: Mazda BT-50, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max đều có doanh số giảm nhẹ nhưng không đáng kể.

Cụ thể, doanh số của bán tải Mitsubishi Triton tháng 7 là 164 chiếc, giảm 120 chiếc so với tháng 6 (doanh số 266 chiếc).

Doanh số Isuzu D-max và Mazda BT-50 tháng 7 sụt giảm mạnh

Cùng chung cảnh ngộ, hai mẫu xe Isuzu D-max và Mazda BT-50 cũng có doanh số “hụt hơi” so với tháng trước đó. Doanh số D-max từ 27 chiếc xuống còn 17 chiếc và của BT-50 từ 168 xe xuống 110 xe (giảm 58 xe).

Ngoài Ford Ranger, một mẫu xe khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng là Toyota Hilux với doanh số 143 chiếc, tăng 18 chiếc so với tháng 6 (doanh số 125 chiếc).

Theo ghi nhận, trong tháng 8 này, các hãng tiếp tục duy trì các chương trình ưu đãi hấp dẫn với dòng xe bán tải nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng từ nay đến cuối năm khi dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại.

Bên cạnh việc tung ưu đãi, một số hãng xe cũng đã đưa về nước phiên bản mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đơn cử là nhà phân phối Toyota Việt Nam vừa mở bán Hilux mới với nhiều cải tiến so với thế hệ cũ.

Xem thêm: Toyota Hilux mới ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 620 triệu đồng

Tin mới lên