Bất động sản

'Cận cảnh' vị trí cầu Trần Hưng Đạo nối hai quận Hoàn Kiếm - Long Biên

(VNF) - Cầu Trần Hưng Đạo nối hai quận Hoàn Kiếm - Long Biên có dài 5,5 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng.

'Cận cảnh' vị trí cầu Trần Hưng Đạo nối hai quận Hoàn Kiếm - Long Biên

'Cận cảnh' vị trí cầu Trần Hưng Đạo nối hai quận Hoàn Kiếm - Long Biên

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận giao Công ty Cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định. Trong ảnh là toàn cảnh vị trí cầu Trần Hưng Đạo nối từ đường Trần Hưng Đạo với nút giao Cổ Linh - Long Biên - Xuân Quan.
Dự án có điểm đầu tại ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Trong ảnh là vị trí cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ đường Cổ Linh, sân golf Long Biên.
Theo quy hoạch, cầu Trần Hưng Đạo đi qua ngõ 56 Thạch Cầu.
Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô một làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư; đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 4 làn xe. Trong ảnh, cầu Trần Hưng Đạo có đường dẫn chạy dọc sân bay Gia Lâm đến QL5 (Nguyễn Văn Linh).
Vị trí cầu đi qua sát khu dân cư Thạch Cầu.
Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án cầu Trần Hưng Đạo hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022 - 2025. Trong ảnh là vị trí cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ trên cao, "định vị" bằng vị trí 2 tòa nhà của bệnh viện 108.
Cầu Trần Hưng Đạo đi trùng với phần lớn đường Vạn Kiếp và đoạn qua đường Trần Hưng Đạo, cổng viện 108.
Hình ảnh đường Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo - nơi cầu Trần Hưng Đạo đi qua.
Cầu Trần Hưng Đạo được tính từ ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông.
Cầu Trần Hưng Đạo sẽ giúp giảm tải cho nhiều cây cầu khác của Hà Nội trong tương lai.

Xem thêm: Thanh tra tỉnh Khánh Hòa chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án phát triển đô thị ở Ninh Hòa

Tin mới lên